Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Phòng Tránh Lúa Bị Ngộ Độc Chất Hữu Cơ

Cách Phòng Tránh Lúa Bị Ngộ Độc Chất Hữu Cơ
Ngày đăng: 08/08/2013

Các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa đối với các vùng chuyên canh cây lúa 3 vụ gối nhau liên tiếp.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là bà con nông dân thường gieo sạ ngay sau khi thu hoạch vụ trước dẫn đến cây lúa bị ngộ độc chất hữu cơ do lượng rơm rạ không được xử lý và phân hủy trong điều kiện yếm khí (ngập nước), tạo ra các chất độc hữu cơ: Axit hữu cơ, Hydro sulphite (H2S), etylen. Triệu chứng chủ yếu và dễ nhận biết của hiện tượng ngộ độc hữu cơ là khi nhổ cây lúa lên, rửa sạch rễ và quan sát thấy: rễ bị thối đen, các lá bị vàng xỉn màu, lá không có khuynh hướng xòe ngang mà dựng đứng lên. Để phòng và khắc phục bà con cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Nên giãn thời vụ gieo cấy để có đủ thời gian cho rơm, rạ kịp phân hủy thành chất hữu cơ dễ tiêu, tốt nhất là nên cấy 2 vụ lúa xen với 1 vụ màu.

- Nên cắt rạ, thu gom rơm tập trung để ủ phân, cũng có thể xuống giống ngay sau khi làm đất, nhưng để đảm bảo cho lúa không bị ngộ độc chất hữu cơ nên để đất trống ít nhất 2 tuần trước khi xuống giống. Kinh nghiệm của bà con nông dân ở Vĩnh Long là dùng thuốc trừ cỏ (2 lít/ha, pha 100ml/bình 16 lít, 2 bình/công) phun lên gốc rạ giúp cho gốc rạ mau phân hủy.

- Trong trường hợp cày vùi gốc rạ trên mặt ruộng thì nên để đất trống 3 tuần mới nên gieo sạ lại.

- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn. Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.

Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công. Tiếp tục bón DAP (1-1,5 bao/ha) + urê (1 bao/ha).


Có thể bạn quan tâm

Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa

Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).

29/08/2013
Phòng Trừ Chuột Hại Lúa Phòng Trừ Chuột Hại Lúa

Lúa xuân ở miền Bắc đang sinh trưởng giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, điều kiện thời tiết vụ xuân ấm hơn so các năm trước kết hợp nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú thuận lợi cho chuột sinh sản tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh.

30/08/2013
Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long.

28/10/2013
Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm, vì thế lịch thời vụ rất khẩn trương. Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.

28/10/2013
Nguy Cơ Bùng Phát Một Số Dịch Bệnh Trong Vụ Lúa Thu Đông Nguy Cơ Bùng Phát Một Số Dịch Bệnh Trong Vụ Lúa Thu Đông

Đến nay, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống được hơn 55.800 ha lúa thu đông 2012. Các trà lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số loại dịch bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn, đã và đang đe dọa làm giảm năng suất lúa trong vụ thu đông này…

28/10/2013