Bón Phân Văn Điển Tại Vùng Đất Nhiễm Mặn
Tại vùng Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 10.000ha đồng ruộng bị xâm nhập mặn với độ 3-7 ‰, đặc biệt các vùng bị xâm nhập mặn do bão phá đê biển vào các năm trước, tại đây lúa thu hoạch rất thất thường, nhiều vụ mất trắng, hoặc cho năng suất rất thấp.
Để chuyển giao giải pháp khoa học kỹ thuật giúp nông dân khôi phục sản xuất, vụ xuân năm 2011, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông – Viện KHKTNN Việt Nam (VAAS) đã đưa phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển làm mô hình 6 ha với giống lúa TL6 tại HTX Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình trên các trà ruộng nhiễm mặn thuộc chân vàn thấp trũng.
+ Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2):
- Phân lót (loại phân NPK 6.11.2): 25kg
- Phân thúc (loại phân NPK 16.5.17): 10 kg
+ Cách bón:
- Bón lót toàn bộ 25kg phân bón lót khi bừa lần cuối.
- Bón thúc 10kg phân bón thúc 20 ngày sau cấy.
+ Đối chứng:
- Đối chứng 1: Dùng phân đơn: 8 kg đạm urê + 20kg lân super+ 6kg kali, chia làm 3 lần bón (bón lót: lân + 1/3 lượng đạm, thúc 1: 2/3 lượng đạm và 1/3 kali, thúc 2: lượng kali và đạm còn lại.
- Đối chứng 2: Dùng phân NPK Ninh Bình: Bón lót 25kg, thúc: 12kg, thúc 2 đón đòng 1 – 2kg đạm + kali.
Về mức độ chống chịu của cây lúa trong mô hình khi bón phân đa yếu tố chuyên dùng Văn Điển, nông dân Kim Sơn cho rằng: “Ban đầu cây lúa sinh trưởng trung bình, sau đó cây lúa sinh trưởng mạnh đẻ nhánh khoẻ, tập trung, bộ lá lúa xanh sáng, bản lá dày, cây lúa cứng, ít sâu bệnh hại, khi lúa trỗ và đến giai đoạn chín tỷ lệ hạt chắc cao, hạt sáng. Trong khi tại một số diện tích xung quanh không bón phân của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển có biểu hiện phát triển kém, có hiện tượng vàng lá, chết mảng do đất nhiễm mặn”.
Kết quả và đánh giá ảnh hưởng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đến quá trình sinh trưởng phát triển của giống lúa TL6 và 1 số giống lúa khác cụ thể (xem bản 1 và bản 2):
3. Đánh giá khả năng chống chịu:
Về mức độ chống chịu của cây lúa trong mô hình khi bón phân đa yếu tố chuyên dùng Văn Điển chúng tôi có một số nhận xét sau:
+ Ban đầu cây lúa sinh trưởng trung bình, sau đó cây lúa sinh trưởng mạnh đẻ nhánh khoẻ, tập trung.
+ Bộ lá lúa xanh sáng, bản lá dày, cây lúa cứng, ít sâu bệnh hại.
+ Khi lúa trỗ và đến giai đoạn chín tỷ lệ hạt chắc cao, hạt sáng.
4. Năng suất: Thực tế tại Cồn Thoi vụ xuân các năm trước năng suất lúa chỉ đạt trung bình 6,0-6,5 tấn/ha. Vụ xuân năm 2011 được đánh giá là tốt nhất từ trước đến nay.
Ngày 18.6.2011 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã tổ chức Hội nghị đầu bờ. Các đại biểu và nông dân đã có nhận xét: “Sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa của Công ty là loại phân tốt, hiệu quả kéo dài suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Đây là loại phân có tác dụng giúp cây lúa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện mặn, chua phèn, ngập nước kéo dài, vì có hiệu quả lâu bền và quy trình sử dụng đơn giản nên đây là loại phân có hiệu quả kinh tế tốt”.
Trước những hiệu quả của phân bón Văn Điển tại vùng đất nhiễm mặn ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), các đại biểu tham gia hội nghị đã thống nhất kiến nghị tiếp tục mở rộng quy mô sử dụng loại phân bón Văn Điển trên vùng đất khó khăn nhiễm phèn mặn ven biển của huyện Kim Sơn.
Qua kết quả trình diễn lúa chất lượng có sử dụng phân bón đa yếu tố chuyên dùng cho lúa của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển vụ xuân 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa của Công ty là loại phân tốt, hiệu quả kéo dài suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa.
- Đây là loại phân có tác dụng giúp cây lúa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện mặn, chua phèn, ngập nước kéo dài.
- Vì có hiệu quả lâu bền và quy trình sử dụng đơn giản nên đây là loại phân có hiệu quả kinh tế tốt.
Chúng tôi đề nghị Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển tiếp tục quan tâm đầu tư các vụ tiếp theo để chúng tôi triển khai quảng bá sản phẩm của quý Công ty tới các địa phương trên các loại cây trồng khác nhau đặc biệt đối với các vùng đất bị nhiễm phèn, đất chua trũng, lầy thụt…không những mang lại hiệu quả cao đối với người nông dân mà còn góp phần tham gia vào việc cải tạo đất, vào công cuộc chống biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày vừa qua, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thì đợt không khí lạnh tràn về vào ngày 19-2 có thể gây rét đậm, rét hại trên diện rộng trong 3 - 4 ngày tới, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ và lúa sau khi cấy.
Ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn trên cây lúa có khác nhau, người sản xuất cần phân biệt để có cách xử lý đúng trong cứu lúa.
Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút, hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát, rắc đều cho 5 - 8 thước ruộng.
Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu, bệnh và chuột. Nếu so sánh các đối tượng dịch hại khác nhau thì mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với SX là lớn nhất (45%), do côn trùng khoảng 30%, do bệnh hại 20% và các dịch hại khác 5%.
Để ứng phó kịp thời ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, Bộ NNPTNT đã giao Cục Trồng trọt phối hợp một số đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL năm 2016.