Hạn Chế Sự Phá Hại Của Ốc Bươu Vàng
Có nhiều cách diệt ốc trước khi xuống giống:
- Dọn sạch cỏ hay lúa rày, lúa chét còn nhô lên khỏi mặt ruộng, cắt đứt mọi vật liệu để ốc có thể bám vào đẻ trứng là biện pháp tích cực. Ốc bươu vàng có sức đẻ rất lớn, ốc con rơi xuống càng nhiều thì thiệt hại càng lớn.
- Dùng lưới kéo bắt ốc. Có thể hỗ trợ thêm cho người nghèo chuyên bắt ốc bằng cách khuyến khích họ kéo lưới kỹ, kéo nhiều lần để giảm mật số ốc trên ruộng.
- Sau khi xới đất và trước lúc trục trạc có thể thả vịt vào ăn làm giảm lượng ốc con đáng kể.
- Sửa soạn mặt ruộng tích cực: Đánh nhiều rãnh nước bằng cách dùng một vật cứng để dưới cây trạc tạo nhiều rãnh nhỏ, các rãnh này cách nhau khoảng 6-8m (bằng bề ngang cây trạc), nối các rãnh này vào một mương thoát nước chính ở giữa đất hay cặp bờ. Hiệu quả của việc đánh các rãnh này thấy rất rõ khi xuống giống nếu gặp mưa hay triều cường tràn bờ, tốc độ thoát nước nhanh hơn nhiều lần so với chỉ có vài đường nước trên ruộng. Khi nước thoát nhanh có nghĩa là thiệt hại từ ốc sẽ giảm xuống.
* Vô nước sau sạ:
- Lúc xuống giống không gặp mưa là một hạnh phúc, được chủ động vô nước là niềm vui. Vấn đề gây hại của ốc bươu vàng và nhu cầu sử dụng thuốc ốc là lúc này, chủ động vô nước khi lúa đã xuống giống ít nhất 5 ngày trong mùa mưa. Mực nước lý tưởng là không ngập lút đọt lúa ở chỗ trũng và ẩm ướt ở phần gò.
Với mực nước này đủ để khống chế lúa cỏ và cỏ dại sau khi xịt Sofit cũng như giảm tối đa sự gây hại của ốc. Nếu lượng ốc dưới trũng ít, khi vô nước phần trũng vừa ngập săm sắp có thể rải vôi bột lại, chi phí lúc này là thấp nhất.
- Trường hợp mưa bão không chủ động nước lúc xuống giống cũng như trong vòng 10 ngày sau xuống giống thì việc áp dụng thuốc trừ ốc theo nguyên tắc 4 đúng phải đặt ra và phải linh hoạt. Có thể đưa ra một vài tình huống tiêu biểu.
- Biết ruộng đang có nhiều ốc: Sau đợt làm đất lần cuối, trước khi sạ giảm mực nước còn săm sắp phần gò sử dụng thuốc trừ ốc MOSSADE 700WP pha gói 18 gr cho bình 16 lít xịt đều 2 bình cho 1000m2 giữ nước lại 1 ngày cho ốc chết hết, khai khô rồi xuống giống. Trong quá trình phun thuốc diệt ốc cần giữ ổn định mực nước để nồng độ thuốc đủ diệt ốc. Cần ém bờ thửa cẩn thận để ốc từ nơi khác không di chuyển đến cũng như thuốc không bị rò rỉ qua ruộng khác.
- Đã không diệt ốc trước khi sạ thì sau khi xuống giống bất cứ thời điểm nào dù bị mưa ngập săm sắp hay ngập sâu hơn vẫn nên sử dụng MOSSADE để bảo vệ mầm lúa. Muộn hơn, trong vòng 10 ngày sau sạ, nếu mưa ngập lút đọt lúa ở phần trũng là đánh ốc. Sử dụng thuốc diệt ốc thì tốn tiền nhưng so với sạ lại hay cấy giậm vẫn tiết kiệm hơn và thuận lợi trong chăm sóc, bón phân.
Sử dụng MOSSADE theo 4 đúng gồm các vấn đề sau:
- Đúng thuốc: MOSSADE là thuốc đặc trị ốc bươu vàng an toàn cho lúa ở mọi thời điểm, an toàn cho người sử dụng.
- Đúng nồng độ - liều lượng: Sử dụng 36 gr/1000 m2 (tức 2 gói/1000 m2) với mực nước săm sắp đến ít hơn 5 cm.
- Đúng lúc: Trước sạ hoặc sau sạ bị mưa liên tục và mật số ốc ở mức có thể gây hại lúa.
- Đúng kỹ thuật: Xịt đều mặt ruộng giữ mực nước ổn định, giữ kín bờ thửa để thuốc không rò rỉ đến các ao đầm nuôi trồng thuỷ sản.
Có thể bạn quan tâm
Năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2013, Việt Nam XK gần 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm 2014 có thể xuất 7,2 triệu tấn gạo. Tuy vậy, nông dân nhiều nơi than phiền là giá lúa thấp và rất bấp bênh, làm lúa không có lời, hoặc lời ít...
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây lúa trải qua các giai đoạn: Mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trỗ chín, trong đó giai đoạn đẻ nhánh giữ một vai trò quan trọng nhất quyết định năng suất chất lượng vụ lúa.
Tại vùng Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 10.000ha đồng ruộng bị xâm nhập mặn với độ 3-7 ‰, đặc biệt các vùng bị xâm nhập mặn do bão phá đê biển vào các năm trước, tại đây lúa thu hoạch rất thất thường, nhiều vụ mất trắng, hoặc cho năng suất rất thấp.
"Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất hiệu quả các loại thuốc nông dùng trong nông nghiệp.
Bắt bằng tay (ốc, trứng) để diệt hoặc dùng để nuôi cá, gia súc. Cũng có thể cắm cọc tre thu hồi trứng hoặc làm bẫy dẫn dụ ốc (lá khoai lang , đu đủ, xơ mít).