Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Phòng Tránh Lúa Bị Ngộ Độc Chất Hữu Cơ

Cách Phòng Tránh Lúa Bị Ngộ Độc Chất Hữu Cơ
Publish date: Thursday. August 8th, 2013

Các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa đối với các vùng chuyên canh cây lúa 3 vụ gối nhau liên tiếp.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là bà con nông dân thường gieo sạ ngay sau khi thu hoạch vụ trước dẫn đến cây lúa bị ngộ độc chất hữu cơ do lượng rơm rạ không được xử lý và phân hủy trong điều kiện yếm khí (ngập nước), tạo ra các chất độc hữu cơ: Axit hữu cơ, Hydro sulphite (H2S), etylen. Triệu chứng chủ yếu và dễ nhận biết của hiện tượng ngộ độc hữu cơ là khi nhổ cây lúa lên, rửa sạch rễ và quan sát thấy: rễ bị thối đen, các lá bị vàng xỉn màu, lá không có khuynh hướng xòe ngang mà dựng đứng lên. Để phòng và khắc phục bà con cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Nên giãn thời vụ gieo cấy để có đủ thời gian cho rơm, rạ kịp phân hủy thành chất hữu cơ dễ tiêu, tốt nhất là nên cấy 2 vụ lúa xen với 1 vụ màu.

- Nên cắt rạ, thu gom rơm tập trung để ủ phân, cũng có thể xuống giống ngay sau khi làm đất, nhưng để đảm bảo cho lúa không bị ngộ độc chất hữu cơ nên để đất trống ít nhất 2 tuần trước khi xuống giống. Kinh nghiệm của bà con nông dân ở Vĩnh Long là dùng thuốc trừ cỏ (2 lít/ha, pha 100ml/bình 16 lít, 2 bình/công) phun lên gốc rạ giúp cho gốc rạ mau phân hủy.

- Trong trường hợp cày vùi gốc rạ trên mặt ruộng thì nên để đất trống 3 tuần mới nên gieo sạ lại.

- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn. Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.

Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công. Tiếp tục bón DAP (1-1,5 bao/ha) + urê (1 bao/ha).


Related news

Nhện Gié gây hại lúa-Dịch hại cần quan tâm trong vụ lúa Đông Xuân Nhện Gié gây hại lúa-Dịch hại cần quan tâm trong vụ lúa Đông Xuân

Nhện gié (nhện rám bẹ hay nhện cạo gió) là đối tượng mới gây hại trên lúa, ngày càng có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây

Thursday. May 4th, 2017
Hãy chú ý sự phát triển của sâu năn hại lúa Hãy chú ý sự phát triển của sâu năn hại lúa

Vì không phải là loại côn trùng gây hại phổ biến trên lúa nên nông dân cũng ít người quan tâm, nhận biết được loài dịch hại này hoặc khi phát hiện thì quá muộn

Thursday. May 4th, 2017
Giảm lượng giống gieo sạ Giảm lượng giống gieo sạ

Thực hiện việc khắc phục những hạn chế giúp nông dân gieo sạ với mật độ hợp lý, tạo ra ruộng lúa khỏe, ít sâu bệnh giảm chi phí, nâng cao chất lượng hạt gạo cao

Thursday. May 4th, 2017
Hiệu quả bón nano cho lúa Hiệu quả bón nano cho lúa

Cả trên đất bạc màu Bắc Giang và trên đất phù sa Hà Nội, các công thức có bổ sung Nano MIX vào phân NPK của Đầu Trâu đều có thể làm tăng năng suất kinh tế

Friday. May 19th, 2017
Mô hình trồng lúa VietGAP trên mảnh đất quan họ Mô hình trồng lúa VietGAP trên mảnh đất quan họ

Với mô hình này,10ha trồng lúa có thể thu lãi tới 350 triệu đồng một năm, đồng thời, giảm thiểu được tác hại từ các loại hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường

Thursday. September 14th, 2017