Ưu, Nhược Điểm Của Một Số Biện Pháp Phòng Trừ Ốc Bươu Vàng

Biện pháp thủ công: Bắt bằng tay (ốc, trứng) để diệt hoặc dùng để nuôi cá, gia súc. Cũng có thể cắm cọc tre thu hồi trứng hoặc làm bẫy dẫn dụ ốc (lá khoai lang , đu đủ, xơ mít).
Đào rãnh sâu để thu hồi hoặc làm phên chắn OBV ở đầu nguồn nước. Ưu điểm của phương pháp này là: Hiệu quả diệt trừ cao, an toàn với môi trường, sử dụng lao động dồi dào trong dân. Nhược điểm chính là, tốn nhiều công lao động, không dập dịch kịp thời nếu diện tích bị gây hại rộng trong khi nguồn OBV lại được bổ sung thường xuyên.
Biện pháp canh tác: Điều khiển nước – làm ruộng phẳng và luân phiên tháo cạn nước để hạn chế OBV di chuyển. Cũng có thể cho ngập nước để OBV hoạt động rồi cày bừa bằng cơ giới. Tăng mật độ lúa gieo thẳng hoặc cấy lúa nhiều dảnh. Cấy lúa mạ già và không sạ chìm.
Ngoài ra có thể luân canh lúa với cây trồng cạn (ngô, lạc, đậu tương…). Bón lót phân NPK (60:40:40) trước khi gieo sạ cũng làm hạn chế OBV. Ưu điểm chính của biện pháp này là an toàn với môi trường. Song nhược điểm là hiệu quả diệt trừ OBV không triệt để; khó áp dụng việc điều tiết nước trên diện rộng. Chi phí SX tăng do phải tăng mật độ gieo cấy.
Biện pháp sinh học: Thả vịt (20 – 30 vịt/1.000m2) vào ruộng lúa ngay sau khi thu hoạch hoặc trước khi gieo cấy lúa. Cũng có thể thả vào thời điểm 30 ngày sau gieo hoặc 15 ngày sau cấy. Tại những khu ruộng trũng có thể kết hợp nuôi cá chép, cá trắm cỏ để chúng ăn ốc mới nở hoặc còn nhỏ.
Ngoài ra có thể sử dụng các loài thiên địch để diệt trừ OBV như: Chuột, kiến, nhện, vi khuẩn… ưu điểm của mô hình lúa cá cho lợi ích kép. Không ô nhiễm môi trường, tạo được cân bằng sinh thái. Song nhược điểm lớn nhất là hiệu quả phòng trừ không cao.
Biện pháp dùng thuốc hóa học: Chỉ phun chọn lọc những nơi có mật độ OBV cao. Thuốc có hiệu lực khá với OBV, ít độc với cá và động vật thủy sinh chỉ có Metalde hyde (Cartap, Endosulfat… rất độc với cá). Sử dụng biện pháp này phải kết hợp với điều tiết nước mới phát huy được hiệu quả lâu dài.
Ưu điểm chính của biện pháp này là hiệu quả diệt trừ nhanh, kịp thời. Nhược điểm: Rất độc với môi trường, nhất là động vật thủy sinh (cá, tôm…). Chi phí lớn: 200 – 300 nghìn đồng/ha; ít có loại thuốc có hiệu lực diệt trừ cao đối với OBV.
Biện pháp dùng thuốc thảo mộc: Ưu điểm là khá an toàn với môi trường (riêng Rotenone độc với cá), phân hủy nhanh, nguyên liệu làm thuốc dồi dào. Nhược điểm: Hiệu quả thấp và nhanh giảm hiệu lực. Khối lượng thuốc sử dụng lớn (20 – 50kg/ha).
Có thể bạn quan tâm

Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm. Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470c trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long

Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường

Trong 3 vụ lúa hàng năm ở ĐBSCL, vụ lúa hè thu thường có lợi nhuận thấp nhất do chi phí cao mà năng suất lại thấp.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đang phổ biến và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của Thạc sỹ Trần Văn Na (Phó Chi cục BVTV) cho các địa phương trồng lúa Đông Xuân năm 2011). Đây là kỹ thuật tưới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng đất, đặc biệt rất có hiệu quả đối với đất bị nhiễm phèn nhẹ của 2 huyện Phước Long và Hồng Dân - vùng trồng lúa Đông Xuân nhiều nhất tỉnh với hơn 25.000 ha.