Cách Đẩy Tử Cung Vào Xoang Chậu Ở Lợn Sinh Sản

Lúc đó tử cung hồi phục chưa hoàn toàn, cổ tử cung đóng lại chưa kín toàn bộ phần sừng và thân tử cung có thể chui qua được cổ tử cung ra ngoài thành bệnh. Điều trị bệnh này trước tiên ta phải áp dụng thủ thuật đẩy tử cung vào xoang chậu.
Xin giới thiệu thủ thuật này, bà con có thể tự điều trị ở gia đình.
Sát trùng tay và phần tử cung lộ ra ngoài bằng dung dịch thuốc tím 0,1% (cách pha: 1gói nhỏ trọng lượng 1g hoà trong 1 lít nước sạch).
Phải rửa sạch bùn đất và các chất bẩn khác dính vào niêm mạc tử cung cũng bằng dung dịch thuốc tím này. Đổ lên niêm mạc tử cung dầu nhờn như dầu Parapin hay dầu ăn thực vật. Sau đó dùng hai bàn tay cắt ngắn móng (cho khỏi cào xước niêm mạc tử cung khi tiếp xúc) nhẹ nhàng, khéo léo đẩy toàn bộ phần sừng và thân tử cung bị lộn ra bên ngoài vào trong xoang chậu.
Cần chống nhiễm trùng tử cung và cơ thể bằng cách: Thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát trùng nhẹ. Bơm Penicillin 1 triệu đơn vị +1g Streptomycin +20ml nước cất. Hoặc có thể dùng kháng sinh dạng mỡ xoa khắp lên niêm mạc tử cung trước khi đẩy vào xoang chậu. Mặt khác cần phải tiêm trợ sức trợ lực cho lợn mẹ bằng dung dịch Glucose; B.complex; Cafein một vài ngày cho lợn chóng hồi phục.
Có thể bạn quan tâm

Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.

Ngành nông nghiệp đã khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa mới đầy triển vọng, song việc nhân rộng diện tích còn rất chậm.

Vụ atisô năm 2015 nông dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thu 250,8 tấn lá atisô tươi.

Trồng màu trên đất bờ bao nuôi tôm được nhiều nông dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thực hiện hiệu quả, góp phần tăng nâng cao đời sống; Tuy nhiên bà con đang gặp khó về đầu ra vì hiện nay ở các xã vùng Tôm - Lúa của huyện, vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức theo quy định của Đài Loan. Trong đó, đặc biệt lưu ý có 36 tấn chè đen bị nhiễm dư lượng hoạt chất Fipronil, một loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc II, không được đăng ký sử dụng trên cây chè Việt Nam. Đây có thể xem là bài toán cấp thiết nâng cao chất lượng tất cả các sản phẩm chè hiện nay ở Lâm Đồng.