Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Đắk Rlấp Chú Trọng Phòng, Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trồng

Nông Dân Đắk Rlấp Chú Trọng Phòng, Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Trồng
Ngày đăng: 27/02/2014

Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.

Được biết, để vườn tiêu đạt năng suất cao, trong quá trình canh tác, anh Minh đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về bảo vệ cây trồng, cũng như tham khảo nhiều ý kiến bổ ích từ cán bộ bảo vệ thực vật của địa phương.

Chị Võ Thị Len, cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện cho biết: Để giúp bà con phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, đơn vị liên tục cập nhật diễn biến của sâu bệnh qua từng giai đoạn phát triển, sinh trưởng.

Trên cơ sở đó, Trạm sẽ phân tích và kịp thời tìm ra giải pháp để giúp người dân yên tâm sản xuất. Trong năm qua, nhiều diện tích cây tiêu của bà con bị các loại bệnh thông thường gây hại như nấm hại rễ, tuyến trùng, rệp sáp, vàng lá… nhưng đã được diệt trừ kịp thời, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cũng như với cây trồng lâu năm, người dân tại địa phương còn chú trọng đến công tác bảo vệ, chăm sóc các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô…

Bà H’Doan, ở  bon Bu  N’Đoh, xã Đắk Wer cho biết: “Trong quá trình canh tác lúa, ngoài được hỗ trợ phân bón, lúa giống, gia đình tôi còn được cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật cấp phát thuốc và trực tiếp hướng dẫn phun thuốc. Tất cả các khâu từ thăm đồng, phát hiện sâu bệnh, phun thuốc đúng cách đều được cán bộ trạm bảo vệ thực vật trực tiếp hướng dẫn. Do vậy, đối với một số loại bệnh thường gây hại đến cây lúa như bộ trĩ, rầu nâu, nhiễm phèn, vàng lá sinh lý… luôn được chúng tôi phòng trừ kịp thời”.

Theo ông  Lê Viết Sỹ, Chủ tịch UBND xã Đắk Wer thì những năm gần đây, diện tích cây trồng ngắn ngày tại địa phương ngày càng tăng lên. Hàng năm, sản lượng lương thực thu được đáp ứng tương đối nhu cầu của người dân, từ đó, giúp bà con yên tâm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Có được kết quả này, trong quá trình sản xuất, đội ngũ cán bộ bảo vệ thực vật của huyện thường xuyên bám sát, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, từ đó, có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cùng với đó, công tác tuyên truyền người dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số chú trọng khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật cũng luôn được đội ngũ này quan tâm. Thông qua nhiều cuộc hội thảo, tập huấn, nhận thức của người dân về khâu bảo vệ cây trồng đã được nâng cao, góp phần tăng nâng suất, sản lượng cây trồng tại địa phương. 

Theo ông Bùi Thái Hòa, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật Đắk R’lấp thì những năm gần đây, công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng đã được người dân tại địa phương nâng cao. Các loại sâu bệnh gây hại thường gặp luôn được bà con chủ động phòng trừ nên không lây lan trên diện rộng. Về phía Trạm đã không ngừng hướng dẫn, giới thiệu nhiều biện pháp phòng trừ nhanh, hiệu quả để nông dân áp dụng.

Trong năm 2013, Trạm đã tổ chức 12 cuộc tập huấn về chăm sóc, bảo vệ cây trồng, đồng thời, theo dõi 78 cuộc hội thảo thuốc bảo vệ thực vật, phân bón do các công ty tổ chức trên địa bàn huyện, thu hút gần 7.000 lượt nông dân tham gia. Thông qua hoạt động này, người dân đã tiếp thu được nhiều kiến thức, biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng, từ đó, áp dụng vào thực tế của gia đình. Đối với những thắc mắc, khó khăn của bà con trong quá trình sản xuất cũng được các cán bộ của Trạm giải đáp tận tình, cụ thể.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị)

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

21/05/2013
Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

22/06/2013
Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

09/11/2012
Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

09/08/2013
Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

23/05/2013