Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Chuẩn Bị Ao Nuôi Cá Nàng Hai

Cách Chuẩn Bị Ao Nuôi Cá Nàng Hai
Ngày đăng: 29/08/2013

Sau khi giới thiệu tới độc giả về đặc điểm và cách lựa chọn giống cá Nàng Hai sao cho hiệu quả trong quá trình nuôi, kỳ này, chúng tôi gửi tới độc giả về cách chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá Nàng Hai thuận lợi.

Trước hết, người nuôi cá Nàng Hai nên chọn những ao gần sông lớn hoặc kênh rạch để việc cấp thoái nước được chủ động. Cá sẽ ít bị dịch bệnh nếu như khâu quản lý nước thực hiện tốt. Người nuôi có thể tận dụng ao cũ hoặc ao mới đào. Ao nuôi thường có diện tích khoảng 100-200m2 và thường ao nuôi nên để dạng hình chữ nhật sẽ tiện cho việc chăm sóc quản lý và thu hoạch. Phải chú trọng tới bờ ao thật vững chắc, hạn chế tối đa việc bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ.

Sau mỗi vụ nuôi, người nuôi nên tiêu diệt triệt để mầm bệnh tồn đọng dưới đáy ao bởi vì chất thải tồn đọng ở dưới đáy ao sau mỗi vụ nuôi là rất lớn, thậm chí có những ao nuôi còn trải qua dịch bệnh, mầm bệnh còn tồn đọng lại gây bất lợi cho vụ nuôi sau. Sau đây là các bước cải tạo ao mà người nuôi cần biết:

Tát cạn nước, sau đó diệt tạp và cá dữ. Ao nuôi nào trải qua dịch bệnh cần giữ nước trong ao và xử lý bằng chlorine, formol và Benzalkonium Chloride (BKC) hoặc sử dụng thuốc thành phẩm có bán trên thị trường chuyên để diệt vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, bảo tử.

Lớp bùn ớ dưới đáy ao cũng cần phải được vét thật sạch. Sau đó bón lót lớp vôi với liều lượng 10-15kg/100m2 và phơi nắng ao khoảng 2-3 ngày để khử phèn và diệt mầm bệnh. Với ao bị nhiễm phèn không nên phơi nắng lâu để tránh hiện tượng nứt nẻ đất gây xì phèn đáy ao. Tiếp đến là cho nước vào ao chừng 50-60cm và bón phân để gây màu nước.

Sau 3-5 ngày tiếp tục cho nước vào với mực nước tối thiểu từ 1,5-2 m rồi mới tiến hành thả cá. Khi thả cá Nàng Hai, người nuôi có thể chọn nuôi ghép với cá sặc rằn từ 5-10%. Còn mật độ thả cá Nàng Hai trong ao, người nuôi nên lựa chọn mật độ vừa phải khoảng từ 30-50 con/m2, tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước nơi nuôi.

Nếu thả cá mật độ dày sẽ có rất nhiều mặt hạn chế. Trước hết nó sẽ khiến người nuôi cá khó quản lý cá nuôi, dịch bệnh cũng dễ xảy ra hơn, không gian chật hẹp cũng khiến cho cá chậm lớn và hao đầu con gây ảnh hưởng đến chi phí nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao.


Có thể bạn quan tâm

Nghĩa Hưng chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất Nghĩa Hưng chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

30/06/2015
Xuất hiện sâu keo, bọ xít đen hại lúa hè thu Xuất hiện sâu keo, bọ xít đen hại lúa hè thu

Vụ hè thu, huyện Núi Thành sạ cấy 3.700ha lúa, vượt 300ha so với kế hoạch. Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây sâu keo phát sinh, gây hại diện rộng, mật độ từ 1 - 2 con/m2, có nơi 10 con/m2 ở hầu hết các vùng lúa.

30/06/2015
Mùa cá sặc bùn Mùa cá sặc bùn

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa, để chống lũ an toàn cho vùng hạ du và điều tiết nước cho đồng bằng Bắc bộ, hồ sông Đà thủy điện Hòa Bình lại bắt đầu xả lũ. Những đàn cá trên lòng hồ vùng thượng nguồn vào mùa này buộc phải di cư vì nước rút, dẫn đến hiện tượng cá sặc bùn ở vùng trung lưu đã trở thành quy luật khi mùa lũ về...

30/06/2015
Xuất khẩu tôm Việt Nam và bối cảnh thị trường thế giới Xuất khẩu tôm Việt Nam và bối cảnh thị trường thế giới

Tháng 5/2015, XK tôm Việt Nam đạt 242,7 triệu USD, tăng 9% so với tháng 4/2015, tuy nhiên vẫn giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm 5 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm 2014.

30/06/2015
Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh

Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá nước ngọt, phân bố rộng ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines...

30/06/2015