Thanh Sơn Chủ Động Khắc Phục Diện Tích Lúa Bị Thiệt Hại Do Rét
Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Thanh Sơn gieo cấy 3.160 ha, trong đó cơ cấu trà xuân trung chiếm 5%, trà xuân muộn chiếm 95%.
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại nên tổng diện tích lúa chiêm xuân của huyện bị thiệt hại xấp xỉ 570ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 334,3ha (lúa lai 75,6ha, lúa thuần 247,1ha); diện tích bị thiệt hại trên 70% là 261,5ha (lúa lai 14,4ha, lúa thuần 247,1 ha).
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương chỉ đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá cụ thể mức thiệt hại đối với diện tích trà xuân muộn bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại; đồng thời hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, dồn, dặm đảm bảo mật độ sau khi thời tiết ấm, tuyệt đối không để ruộng bị hạn.
Đối với các xã có diện tích lúa đã chết hoặc bị ảnh hưởng nặng, khả năng phục hồi khó, huyện chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống địa bàn phối hợp với địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cân đối lượng mạ còn lại và gieo mạ bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn như Nhị ưu số 7, Việt lai 20, KD 18, Nếp 87, RVT… đảm bảo đủ lượng mạ để cấy dặm.
Huyện cũng sẽ phối hợp với các đơn vị thủy nông điều tiết nước phù hợp cho từng cánh đồng, bảo đảm đủ lượng nước trong các chân ruộng để giữ ấm cho lúa.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ trở thành hình mẫu, quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã khẳng định, xuất khẩu gạo từ quý IV này sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.
Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.
Rời bỏ thành phố trở về quê mua đất, làm nhà, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền, trung bình mỗi năm thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).
Cùng với một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thời gian gần đây mô hình trồng cây mít Thái và cây cam sành của ông Huỳnh Hùng ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mở ra nhiều triển vọng về những loại cây ăn quả mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.