Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách chọn cam xoàn Việt chuẩn xịn

Cách chọn cam xoàn Việt chuẩn xịn
Ngày đăng: 24/11/2015

Dưới đây là cách nhận biết cam xoàn chuẩn mẹ Việt có thể tham khảo để chọn được những quả cam đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả gia đình.

Nguồn gốc xuất xứ của cam xoàn

Cam xoàn là loại cam có nguồn gốc xuất xứ từ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre và Vĩnh Long.

Trong đó, huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) và huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) là hai trong những địa phương trồng nhiều giống cam này.

Hiện nay, diện tích trồng cam xoàn ở Trà Ôn đạt trên 30 ha, tập trung ở xã Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Thới Hòa, Vĩnh Xuân.

Còn tại huyện Long Mỹ có khoảng 100 ha cam xoàn, trong đó trên 50 ha đang cho trái, tập trung nhiều nhất tại 2 xã Long Trị và Long Trị A.

Cam xoàn chính gốc luôn có dấu tròn như hình đồng xu ở dưới đáy quả.

Cách chọn cam xoàn Việt chuẩn

Cam xoàn là cây cùng một họ với cam mật, dễ trồng hơn cam sành.

Loại cam này được nhiều người yêu thích vì có vị ngọt đậm rất dễ ăn, đặc biệt tốt cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Cây cam xoàn cũng cho trái sai quanh năm.

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện loại cam xoàn Trung Quốc vỏ bóng đẹp nhưng vị chua.

Để phân biệt cam xoàn Việt Nam và cam xoàn Trung Quốc, bạn cần nhận biết những đặc điểm sau để mua được những quả cam xoàn chính gốc:

- Cam xoàn Việt ngon có vỏ bóng, hơi rám.

- Tuy hơi xấu mã nhưng cam xoàn Việt có ruột vàng, ít hạt, vị ngọt thanh, vỏ mỏng và quả mọng nước.

- Dưới đáy quả có màu vàng hoặc xen kẽ vàng – xanh và luôn có dấu tròn như đồng xu và hơi lõm, hình dáng quả cân đối.

- Khi chọn bạn nên chọn quả càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, có mùi thơm nhẹ, chắc múi so với các loại cam sành, cam mật.

- Nên chọn quả cuống, lá, cành xanh tươi không héo là cam mới thu hoạch.

- Mỗi quả cam xoàn có trọng lượng trung bình từ 250-300 gram.

Tùy địa phương mà cam xoàn có giá cả khác nhau nhưng thường dao động từ 55.000-80.000 đồng/kg.

Cách bảo quản

Cam xoàn là loại dễ bảo quản.

Nếu để nhiệt độ thường ở nơi khô mát có thể để được 2 tuần.

Trong điều kiện công nghiệp để được 2 tháng.

Tuy nhiên khi cam chín sẽ bắt đầu chuyển chua, giảm ngọt vì thế nên được sử dụng trong vòng 3 ngày là ngon nhất.


Có thể bạn quan tâm

80% Thanh Long Xuất Khẩu Sang Trung Quốc 80% Thanh Long Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruits) cho biết, mặc dù các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..., liên tục mở cửa cho trái cây tươi của VN, thế nhưng sản lượng XK vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

16/10/2014
“Ngơ Ngơ Đội Nón” Thi… Hoa Hậu “Ngơ Ngơ Đội Nón” Thi… Hoa Hậu

Xin được nói luôn, “ngơ ngơ đội nón” chính là những “cô” bò sữa, những thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa, được tổ chức bởi Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi này đang gây tranh cãi bởi chính cái tên của nó: “Hoa hậu”. Người thì cho rằng, cuộc thi hoa hậu trên đất nước này chỉ có một, đó là dành cho người, chứ còn “bò thì hoa hậu cái gì!”.

16/10/2014
Bấp Bênh Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Bấp Bênh Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng

Đặc biệt, giá tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm hiện tại giảm trung bình từ 15 – 20 ngàn đồng/kg tùy loại. Ở Cà Mau, hiện giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 100 ngàn đồng/kg, loại 70 con giá 120 ngàn đồng/kg. Giá tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng chênh lệch không đáng kể.

16/10/2014
Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

16/10/2014
Cà Mau Khai Thác Sứa Biển Cà Mau Khai Thác Sứa Biển

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

16/10/2014