Tăng Cường Kỹ Thuật Đối Với Vụ Nuôi Thủy Sản Năm 2011
Năm 2011, toàn tỉnh Quảng Trị nuôi trồng khoảng 3.000 ha thủy sản các loại, trong đó tôm thẻ chân trắng hơn 600 ha, tôm sú 500 ha, các loại cá nước ngọt gần 1.900 ha. Để đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi thủy sản năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến cáo nông dân thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong tất cả các công đoạn nuôi.
Theo đó, đối với cá nước ngọt, các đối tượng nuôi truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép, trê lai… nông dân cần kết hợp nuôi nhiều loại cá trên một diện tích ao hồ để tận dụng hết thức ăn và điều hòa môi trường sống của chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy nhiên, cần xác định các loại thủy sản có thể kết hợp được với nhau và những loại không kết hợp được để thả cho phù hợp, chẳng hạn như 3 loại cá ăn tầng trên, tầng đáy và tầng giữa thì có thể kết hợp thả được trong một ao như cá mè, cá trôi, cá chép nhưng không nuôi cá trê lai với các loại khác vì cá trê lai tạp ăn, nó sẽ ăn hết giống các loại cá khác. Trong ruộng lúa có thể thả cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh bắt đầu từ tháng 3, nên thả giống lớn để tránh hao hụt về giống, tỷ lệ sống cao.
Đối với các loại thủy sản nuôi nước lợ như tôm sú nuôi một vụ ăn chắc thời gian thả giống thích hợp từ cuối tháng 3, trọng tâm tháng 4, tháng 5 để thu trước tháng 9 với mật độ 15 - 20 con/m2, đối với ao đạt chuẩn, mực nước cao hơn 1,5 m, diện tích 0,5 ha, có ao lắng lọc, người nuôi có trình độ kỹ thuật thâm canh cao thì có thể nuôi ở mật độ cao hơn. Vào vụ hai, ở các ao đã thu hoạch tôm sú có thể nuôi cua, cá rô phi dòng gift…
Đối với tôm thẻ chân trắng thì tùy theo điều kiện ao nuôi là lót bạt hay không lót bạt để thả nuôi với mật độ thích hợp. Đối với ao nuôi trên cát nuôi có thể thả nuôi với mật độ 120 con/m2, đối với các ao ven sông lót bạt thì mật độ thả nuôi khoảng 50 - 70 con/m2, còn đối với ao đất hoàn toàn từ 30 - 40 con/m2. Khi thả giống, người nuôi cần lưu ý không nên thả vào những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, trời rét vì nước trong ao quá lạnh làm cho cá giống bị chết nhiều, nước trong ao phải đảm bảo có độ sâu 1,8 m trở lên.
Thời vụ nuôi tôm thẻ chân trắng là quanh năm, nhưng nông dân cần chú ý phải có thời gian phơi ao diệt tạp sau khi thu hoạch rồi mới thả nuôi vụ tiếp. Thời điểm tôm thẻ chân trắng có giá cao nhất trong năm là khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nông dân cần điều chỉnh thời vụ và tăng cường đầu tư sao cho vào thời điểm trên có sản lượng thu hoạch nhiều để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để nuôi trồng thủy sản đạt lợi nhuận cao, ngoài các yếu tố kỹ thuật mà mỗi hộ nuôi thực hiện riêng lẻ thì cần tăng cường hợp tác quản lý cộng đồng trong các khâu sản xuất mới đảm bảo được vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi tốt như cấp, thải nước, bảo vệ, kiểm soát, phát hiện và hỗ trợ xử lý dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tích cực phòng chống dịch bệnh với phương châm phòng là chính. Các loại tôm giống cần kiểm tra rõ nguồn gốc và giấy chứng nhận kiểm dịch tôm giống trước khi thả, để tránh lây lan dịch bệnh. Sử dụng các loại thức ăn và chế phẩm có đăng ký chất lượng, nhãn mác.
Có thể bạn quan tâm
Là một dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cấp huyện được triển khai từ đầu năm 2013, đến nay, mô hình nuôi bồ câu Pháp trên địa bàn Chư Pah (Gia Lai) đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định.
Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo trong những ngày gần đây đang có chiều hướng tăng nhẹ: khoảng 3 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết dương lịch.
Trước xu thế người tiêu dùng ngày càng khoái khẩu món gà ta, hầu hết các trang trại nuôi thương phẩm đều chọn giống gà này để SX. Theo đó, các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm cũng đang đẩy mạnh SX giống gà ta để cung ứng cho thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, giống gà ta Minh Dư vẫn là lựa chọn số 1.
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các ngành có liên quan xác định diện tích, vị trí khu đất thỏa thuận địa điểm cho nhà đầu tư. Đồng thời yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định hiện hành của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết trọng tâm của ngành trong thời gian tới là đẩy mạnh tái cơ cấu tập trung vào nâng cao chất lượng con giống, tăng cường quản lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước.