Cách Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Hiệu Quả Cho Cây Vải Thiều

Vải là cây ăn quả dài ngày. Trồng bằng cây ghép thì khoảng 3-4 năm trở đi, vải bắt đầu cho thu hoạch quả. Vải sinh trưởng phát triển, ra hoa, kết quả đều cần độ pH ở trong đất từ 5- 7.
Nếu đất chua thì cây chậm phát triển, ra hoa, đậu quả kém, phát sinh nhiều sâu bệnh gây hại, năng suất thấp và chất lượng giảm. Những kết quả nghiên cứu về cây vải cho thấy: Ngoài 3 chất dinh dưỡng là đạm, lân, kali chúng còn cần các chất trung lượng như: Manhê, canxi, lưu huỳnh, silic, đặc biệt những chất vi lượng: Bo, Zn, Fe, Cu, Mo, Co...
Thực tiễn đất trồng vải ở đồng bằng Bắc Bộ hầu hết là đất có độ pH thấp dưới 5 chưa thích hợp cho cây vải sinh trưởng phát triển. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có hàm lượng vôi từ 20- 30% khi bón cho vải sẽ điều chỉnh độ pH thích hợp cho cây phát triển. Bên cạnh đó lại cung cấp đầy đủ các chất trung lượng như manhê, lưu huỳnh, silic và các chất vi lượng mà trong đất trồng vải đang thiếu nghiêm trọng.
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển cùng các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen... chuyên dùng cho cây ăn quả.
Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây vải đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt, công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây vải:
Chủng loại phân bón:
- NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%). Tổng dinh dưỡng = 58%.
- NPK 12.8.12 (N = 12%; P = 8%; K = 12%, S = 3%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%, Zn, B, Co, Cu...). Tổng dinh dưỡng = 72%.
- Liều lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như- độ phì đất, tuổi cây, giống... Lượng phân ĐYT - NPK Văn Điển bón cho 1 cây vải/năm được khuyến cáo như sau:
- Cách bón:
Đào rạch xung quanh tán lá rộng 15-20cm, sâu từ 5-10cm hoặc đào những hố nhỏ đường kính 10- 15cm sâu 5-10cm; hố cách hố 40-50cm; hố đào xa gốc từ 1- 1,5m. Rắc đều phân ĐYT NPK Văn Điển cùng với phân hữu cơ hoai mục, rồi lấy đất lấp kín phân. Các lần bón sau phải đào rãnh rộng ra phía ngoài, rắc phân sau đó lấp đất kín phân. Sau khi bón phân nếu thời tiết hanh khô phải tưới ẩm nước.
- Cây vải được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, bộ lá xanh sáng, bóng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, do phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng nên cây vải cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, đặc biệt cây vải kéo dài thời gian cho quả, hạn chế ra quả cách năm, ít rụng quả và quả chín đều.
Có thể bạn quan tâm

Trong việc đấu thầu để giảm sản lượng khai thác các loài cá ngừ quan trọng ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to), Tổ chức Diễn đàn Nghề cá Thái Bình Dương (FFA) đang thử nghiệm Đề án Ngày hoạt động của tàu (VDS).

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.