Các Kế Hoạch Quản Lý Mới Nhằm Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững Và Sự Hiện Diện Của Các Loài Thủy Sản

Chính phủ Mexico đã đưa ra 18 Kế hoạch quản lý nghề cá (FMP) nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo tồn và giá trị thương mại sẵn có của các loài cá, động vật thân mềm và động vật giáp xác trong các lĩnh vực sản xuất chính của các bờ biển Mexico.
Mexico cũng hy vọng những hành động này sẽ cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân ở vùng ven biển.
Với biện pháp này, Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn, Thủy sản và thực phẩm Mexico (SAGARPA) cũng khuyến khích việc bảo vệ các loài có giá trị thương mại đang có nhu cầu cao trên thị trường.
Các kế hoạch quản lý nghề cá là những công cụ nhằm hỗ trợ các hoạt động khai thác của quốc gia và là một tập hợp các hành động nhằm phát triển ngành thủy sản một cách cân bằng, toàn diện và bền vững, phù hợp với Luật chung về khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.
Nó phát triển dựa trên kiến thức hiện nay về sinh học, thủy sản, kinh tế, văn hóa và xã hội môi trường mà Viện Thủy sản Quốc gia tập hợp và phân tích, với sự tham gia của bản thân các nhà sản xuất, chính quyền liên bang, tiểu bang, thành phố và các trường đại học và trung tâm nghiên cứu học thuật.
Có thể bạn quan tâm

Con tôm và cá tra là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản. Nhưng sau thời gian dài phát triển liên tục, đến năm 2012, cả 2 mặt hàng này đều không đạt kế hoạch, dẫn đến hậu quả kim ngạch thủy sản xuất khẩu chỉ đạt 6,1 tỷ USD thay vì 6,5 tỷ USD như kế hoạch đề ra.

Hiện môi trường nước nhiều vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên chưa ổn định, có vùng môi trường nước bất lợi cho thủy sản nuôi. Tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi đang diễn biến phức tạp, người nuôi cần tăng cường chăm sóc các đối tượng thủy sản nuôi.

UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương dành ra 285 triệu đồng mua 350.000 liều vắc-xin, dụng cụ tiêm, vật tư… để tiêm phòng miễn phí vắc-xin cúm gia cầm cho đàn vịt của Tánh Linh và Đức Linh.

Nấm mèo, hiện đang là cây trồng chủ lực của bà con “xóm nấm”. “Xóm nấm” do bà con đã quen gọi thành tên, của tổ 5, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), nơi gần như 100% cư dân sinh sống bằng nghề trồng nấm mèo. Nấm mèo của “xóm nấm” cung cấp hầu khắp thị trường toàn quốc và cả xuất ngoại, là nghề mang lại trù phú cho một vùng dân cư.

Xã ven biển Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ngư dân thả nuôi sò hơn 800 ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Sò loại 100 - 110 con/kg hiện nay giá bán tại bãi nuôi trên dưới 45.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Thương lái thu mua sò huyết thương phẩm cung cấp cho những thị trường lớn trong nước như: thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu.