Các Kế Hoạch Quản Lý Mới Nhằm Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững Và Sự Hiện Diện Của Các Loài Thủy Sản
Chính phủ Mexico đã đưa ra 18 Kế hoạch quản lý nghề cá (FMP) nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo tồn và giá trị thương mại sẵn có của các loài cá, động vật thân mềm và động vật giáp xác trong các lĩnh vực sản xuất chính của các bờ biển Mexico.
Mexico cũng hy vọng những hành động này sẽ cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân ở vùng ven biển.
Với biện pháp này, Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn, Thủy sản và thực phẩm Mexico (SAGARPA) cũng khuyến khích việc bảo vệ các loài có giá trị thương mại đang có nhu cầu cao trên thị trường.
Các kế hoạch quản lý nghề cá là những công cụ nhằm hỗ trợ các hoạt động khai thác của quốc gia và là một tập hợp các hành động nhằm phát triển ngành thủy sản một cách cân bằng, toàn diện và bền vững, phù hợp với Luật chung về khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.
Nó phát triển dựa trên kiến thức hiện nay về sinh học, thủy sản, kinh tế, văn hóa và xã hội môi trường mà Viện Thủy sản Quốc gia tập hợp và phân tích, với sự tham gia của bản thân các nhà sản xuất, chính quyền liên bang, tiểu bang, thành phố và các trường đại học và trung tâm nghiên cứu học thuật.
Related news
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.
Thành phố Vinh có diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ khoảng 136 ha, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay do tình hình thời tiết thay đổi bất thường dẫn đến dịch bệnh trên tôm xảy ra thường xuyên.
Từ cuối năm 2011 đến nay, hình thức câu cá ngừ đại dương bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp phát triển mạnh tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Phú Yên. Mặc dù hình thức câu này mang lại sản lượng cao hơn, nhưng chất lượng cá rất thấp, giá bán chỉ bằng 50% giá cá ngừ bằng hình thức câu vàng truyền thống.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 27.000 ha tôm nuôi bị chết, tăng gần gấp 3 lần năm 2012. Nguyên nhân do việc chuẩn bị con giống, ao nuôi để thả nuôi ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều nan giải.
Hà Nội là địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn với khoảng 150.000 con bò; 1,4 triệu con lợn và 19 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất ra thị trường vào khoảng 390.000 tấn/năm, đáp ứng 60 - 65% nhu cầu của nhân dân TP.