Các Doanh Nghiệp Bác Thông Tin Bán Phân Giả Cho Cty Anh Trang
Ba nhà cung ứng phân bón cho Cty Anh Trang, ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều khẳng định phân của họ cung cấp là phân chính hãng.
Đội Quản lý thị trường chống hàng giả, thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định vừa cho biết: “Ba nhà cung ứng phân bón cho Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anh Trang (Cty Anh Trang), ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều khẳng định phân của họ cung cấp là phân chính hãng; còn 25 bao phân Đầu Trâu mà bà Trang đang kinh doanh bị các ngành chức năng phát hiện, họ không hề hay biết”.
Theo ông Nguyễn Thanh Hiếu, Đội trưởng đội Quản lý thị trường chống hàng giả, qua kiểm tra, đối chiếu nội dung giữa các liên 1, 2, 3 của các tờ hóa đơn giá trị gia tăng số 0003861 (ngày 25/12/2013); số 0000426 (19/1/2014); số 0017760 (22/1/2014), nội dung trong các tờ hóa đơn đều trùng khớp với nhau. Phân bón N.P.K 20-20-15 mang nhãn hiệu Đầu Trâu của Cty TNHH Hồng Nhung, Cty TNHH Thương mại Hà Ân, Doanh nghiệp tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Nhân đều có nguồn gốc đầu vào rõ ràng.
Việc ba nhà cung ứng trên xuất bán mặt hàng phân bón N.P.K 20-20-15 mang nhãn hiệu Đầu Trâu cho Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anh Trang là có thật, tất cả đều là hàng chính hãng của Cty CP phân bón Bình Điền, chứ không bán phân bón giả nhãn hiệu Đầu Trâu. Ba doanh nghiệp này cũng đã cam kết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu cung cấp hàng giả.
Trước đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định kiểm tra, phát hiện Cty Anh Trang kinh doanh 25 bao phân bón Đầu Trâu (1.250 kg) có giấu hiệu giả nhãn hiệu của Cty CP phân bón Bình Điền. Bà Nguyễn Thị Trang, đại diện công ty này cho biết, lượng phân bón trên được mua tại các Cty TNHH Hồng Nhung (thôn Vân Hội 1, TT Diêu Trì, huyện Tuy Phước), Cty TNHH Thương mại Hà Ân (thôn Ngọc Thạnh 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước), Doanh nghiệp tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Nhân (số 238 Trần Phú, phường Bình Định, TX An Nhơn), tỉnh Bình Định. Tất cả đều có hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bình Định cho biết, đơn vị này đã lấy mẫu phân gửi đi xét nghiệm để có căn cứ xử lý theo pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm
Hiện xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) còn 53 hộ nghèo (chiếm 17,3%). Theo các cán bộ xã, nguyên nhân là do giao thông đi lại khó khăn; nhiều hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo; sản xuất còn lạc hậu, nhỏ, lẻ, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên; áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế…
Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.
Theo phản ánh của người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, những ngày gần đây, thương lái mua mía cho rằng các nhà máy đường sẽ tiếp tục giảm giá thu mua mía thêm 30 đồng/kg và áp dụng trong vài ngày tới. Thông tin này làm cho nhiều nông dân chưa bán mía vô cùng lo lắng, bởi giá mía hiện nay đã thấp (dao động từ 680-720 đồng/kg), nếu nhà máy đường tiếp tục hạ giá thì nông dân càng lỗ nặng hơn.
Ông Phạm Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết kinh tế vườn đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của xã nông thôn mới Bạch Đằng. Nhờ bưởi Bạch Đằng được công nhận sản phẩm thương hiệu tập thể nên có đầu ra ổn định. Hiện bưởi Bạch Đằng không đủ cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác.
Kinh tế xanh được xem là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống lâu dài. Đây là mục tiêu hướng tới trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của đất nước, kể cả vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia như ĐBSCL.