Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Cho Gieo Trồng Vụ Xuân

Chủ Động Cho Gieo Trồng Vụ Xuân
Ngày đăng: 12/02/2015

Ký Phú là một trong những địa phương trồng nhiều cây vụ đông nhất của huyện Đại Từ, trong đó, chủ yếu là các loại ngô, khoai và bí đỏ.

Vụ xuân 2015, huyện Đại Từ có kế hoạch gieo trồng hơn 7.000ha lúa và cây màu các loại. Ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương và người dân đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo cho vụ mới.

Khi chuẩn bị bước vào gieo cấy vụ xuân, người dân đã khẩn trương thu hoạch để làm đất. Bà Nguyễn Thị Hà ở xóm Cả, xã Ký Phú chia sẻ: Vụ đông vừa qua nhà tôi trồng được 4 sào ngô lai và hơn 1 sào bí đỏ. Khi có lịch cấy vụ xuân, gia đình tôi đã thu hoạch bí đỏ trước để làm đất, thu hoạch đết đâu làm đất đến đó. Việc “tậu” được chiếc máy cày nên làm đất cũng nhanh hơn nhiều nhưng không thể chủ quan vì làm nông nghiệp còn phải theo đúng lịch thì năng suất mới đảm bảo.

Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.

Chị Trần Thị Hà đang làm đất cấy tại cánh đồng Kỹ Thuật cho biết: Mọi năm để cấy được trên cánh đồng này, chúng tôi phải đợi mọi cánh đồng xung quanh cấy xong, khi đó mới có nước thừa đổ về thì mới làm được đất nhưng năm nay sẵn nước nên chúng tôi đã làm xong đất chờ khi cây mạ được tuổi là cấy hoặc gieo xạ.

Vụ xuân năm nay, tổng diện tích gieo cấy lúa của huyện Đại Từ đạt gần 5.700ha, trong đó, diện tích lúa lai có 1.600ha, lúa thuần là 2.300ha. Trong đó, lúa xuân chính vụ chiếm khoảng 3% diện tích gồm các giống lúa: Q5, Bắc thơm, Nhị ưu 838: lúa xuân muộn chiếm 97% diện tích, tập trung vào các giống lúa thuần, lai chất lượng cao: Khang dân 18; HT9, Nàng Xuân; SYN 6…

Ngoài ra, những diện tích có nguy có thiếu nước làm đất, huyện Đại Từ đã chủ động hướng dẫn bà con chuyển sang trồng những cây ngắn ngày như: lạc, khoai lang, đậu tương, dưa chuột…diện tích trồng mầu ước đạt hơn 1.630ha. Ngày từ đầu tháng 12-2014, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân.

Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành tập huấn kỹ thuật, quy trình gieo cấy vụ xuân; tổ chức cho nông dân đăng kí giống lúa, ngô kịp thời phục vụ cho sản xuất vụ xuân; thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao… cho các hộ dân. Trạm Khuyến nông huyện đã dự trữ các loại giống để kịp thời cung ứng cho người dân đề phòng trường hợp thiếu hụt do thời tiết sấu khiến lúa bị chết...

Ngay cả đối với xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án như An Khánh thì việc sản xuất vụ xuân vẫn được cả chính nguyền về người dân đặc biệt quan tâm.

Bà Nguyễn Thị Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh cho biết: Ngay khi có kế hoạch gieo cấy vụ xuân, xã đã huy động người dân đi khai thông hơn 5km kênh mương nối từ kênh nước hồ Phượng Hoàng về tới đồng ruộng và tuyên truyền cho người dân khẩn trương thu hoạch cây mầu vụ đông theo tinh thần thu hoạch đến đâu là làm đất đến đó.

Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của xã còn gần 330ha, trong đó, diện tích chủ động được nguồn nước là 150ha người dân đã làm đất xong và đã gieo cấy lúa được trên 100ha.

Từ nay đến trước Tết Nguyên đán Ất Mùi, xã sẽ phấn đấu hoàn thành gieo cấy vụ xuân. Đối với những khoảnh đất khan hiếm nước (khoảng 110ha) gần khu vực khai trường khai thác than thì hướng dẫn người dân trồng cây mầu ngắn ngày, không để bỏ đất hoang lãng phí.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ: Đến thời điểm hiện tại, người dân trên địa bàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong cây mầu vụ đông và đã làm đất gieo cấy vụ xuân. Huyện đã chỉ đạo các xa, thị trấn, Trạm Khai thác thủy lợi huyện có kế hoạch dự trữ nước để đề phòng thời tiết có diễn biến tạp có thể gây khô hạn.


Có thể bạn quan tâm

Các làng nghề nuôi rắn loay hoay tháo gỡ đầu ra Các làng nghề nuôi rắn loay hoay tháo gỡ đầu ra

Nhắc đến nghề nuôi rắn hầu như ai cũng nhớ ngay đến Làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã huyện Lâm Thao và Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, bởi đến nay toàn tỉnh Phú Thọ mới có 2 làng nghề có sản phẩm độc đáo này.

07/07/2015
24 hộ chăn nuôi bò sữa được vay vốn 24 hộ chăn nuôi bò sữa được vay vốn

Ngày 4/7, Hội Nông dân Hà Nội tiến hành giải ngân dự án chăn nuôi bò sữa cho 24 hội viên, nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với lãi suất là 0,7%/tháng, thời hạn vay 36 tháng với tổng số tiền là 800 triệu đồng.

07/07/2015
Bắc Giang chống nóng bảo vệ vật nuôi, cây trồng Bắc Giang chống nóng bảo vệ vật nuôi, cây trồng

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

07/07/2015
Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

07/07/2015
Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...

07/07/2015