Các Doanh Nghiệp Bác Thông Tin Bán Phân Giả Cho Cty Anh Trang

Ba nhà cung ứng phân bón cho Cty Anh Trang, ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều khẳng định phân của họ cung cấp là phân chính hãng.
Đội Quản lý thị trường chống hàng giả, thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định vừa cho biết: “Ba nhà cung ứng phân bón cho Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anh Trang (Cty Anh Trang), ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều khẳng định phân của họ cung cấp là phân chính hãng; còn 25 bao phân Đầu Trâu mà bà Trang đang kinh doanh bị các ngành chức năng phát hiện, họ không hề hay biết”.
Theo ông Nguyễn Thanh Hiếu, Đội trưởng đội Quản lý thị trường chống hàng giả, qua kiểm tra, đối chiếu nội dung giữa các liên 1, 2, 3 của các tờ hóa đơn giá trị gia tăng số 0003861 (ngày 25/12/2013); số 0000426 (19/1/2014); số 0017760 (22/1/2014), nội dung trong các tờ hóa đơn đều trùng khớp với nhau. Phân bón N.P.K 20-20-15 mang nhãn hiệu Đầu Trâu của Cty TNHH Hồng Nhung, Cty TNHH Thương mại Hà Ân, Doanh nghiệp tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Nhân đều có nguồn gốc đầu vào rõ ràng.
Việc ba nhà cung ứng trên xuất bán mặt hàng phân bón N.P.K 20-20-15 mang nhãn hiệu Đầu Trâu cho Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anh Trang là có thật, tất cả đều là hàng chính hãng của Cty CP phân bón Bình Điền, chứ không bán phân bón giả nhãn hiệu Đầu Trâu. Ba doanh nghiệp này cũng đã cam kết, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu cung cấp hàng giả.
Trước đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định kiểm tra, phát hiện Cty Anh Trang kinh doanh 25 bao phân bón Đầu Trâu (1.250 kg) có giấu hiệu giả nhãn hiệu của Cty CP phân bón Bình Điền. Bà Nguyễn Thị Trang, đại diện công ty này cho biết, lượng phân bón trên được mua tại các Cty TNHH Hồng Nhung (thôn Vân Hội 1, TT Diêu Trì, huyện Tuy Phước), Cty TNHH Thương mại Hà Ân (thôn Ngọc Thạnh 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước), Doanh nghiệp tư nhân Thương mại và Dịch vụ Hoàng Nhân (số 238 Trần Phú, phường Bình Định, TX An Nhơn), tỉnh Bình Định. Tất cả đều có hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bình Định cho biết, đơn vị này đã lấy mẫu phân gửi đi xét nghiệm để có căn cứ xử lý theo pháp luật”.
Related news

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.