Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao

1. Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm.
Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:
– Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạhc rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.
– Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.
– Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
– Dùng vôi bột rải khắp đáy ao va bờ ao, 7-10 kg/100m2.
– Phơi đáy ao 2-3 ngày.
Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.
2. Thả cá giống
Cá thả nuôi phải mạnh khoẻ, đều cỡ, không bị sây sát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn.
– Kích cỡ cá thả: 10-12 cm
– Mật độ thả nuôi: 15-20 con/m2.
3. Thức ăn
Sử dụng nguyên liệu có sẵn tại dịa phương và phối chế hợp lý để đảm bảo hàm lượng protein từ 15-20%. Một số công thức thức ăn có thẻ tham khảo ở bảng sau:
Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 | |||
Nguyên liệu | Tỉ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỉ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỉ lệ (%) |
Cám gạo Cá vụn, dầu cá, ruột cá Rau xanh | 60 30 10 | Cám gạo Bột bắp Bột cá khô Rau xanh | 50 25 15 10 | Cám gạo Bột cá Khô dầu Rau xanh | 60 20 10 10 |
Hàm lượng protein (%) ước tính | 15-16 | 15-16 | 16-18 |
– Cách cho ăn: Các nguyên liệu được xay nuhyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột gòn) để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối Khẩu phần thức ăn 5-7% trọng lượng thân.
4. Quản lý chăm sóc
– Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để giành ăn. Khi ăn đr no thì cá tản ra xa, khôn go lại nữa.
– Mặt dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng pahỉ chú ý định ký thay bỏ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.
Cứ 10 ngày thì thay ½-1/3 nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.
5. Thu hoạch
Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng máu hay còn gọi là bệnh đốm đỏ là một loại bệnh khá phổ biến trong các ao nuôi cá tra thâm canh. Trong trường hợp bị dịch nặng, cá có thể chết đến 80-90%. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, trong đó chủ yếu thuộc giống Aeromonas. Vi khuẩn này có sẵn trong các môi trường nước nhưng chúng ưa sống trong những môi trường nước giàu chất hữu cơ.

Thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác. Bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng.

Trong giai đoạn cá giông thì bệnh này tỏ ra khá phổ biến. Khi mới nhiễm bệnh, thân cá cổ lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá thường nổi ở gần mặt nước và tập trung lại nơi nước chảy. Khi bị bệnh nặng, cá lờ đờ rồi chìm xuống ao, chết trong một thời gian ngắn sau đó.

Sau mỗi vụ nuôi, chủ hộ nuôi cá tra đều phải cải tạo ao bằng biện pháp nạo vét càng nhiều càng tốt lớp bùn lắng tụ dưới đáy ao để việc bón vôi đạt hiệu quả cao.

Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.