Cá tra cá tra đói vốn
Người nông dân chịu thiệt
Ông Nguyễn Văn Tâm - hộ nuôi cá tra lâu năm tại huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ - cho biết: Có hai hình thức hợp tác nuôi cá tra giữa DN và nông dân. Hình thức thứ nhất, DN giao nguyên liệu, nhận thành phẩm. Hình thức hợp tác thứ hai, DN chọn những người nuôi có năng lực nhưng thiếu vốn ở giai đoạn cuối để hợp tác.
Do thiếu vốn ở giai đoạn đầu, đa số người nuôi chọn hình thức hợp tác thứ nhất, mặc dù lợi nhuận thu được ít hơn. Nhưng dù ở hình thức nào thì nông dân cũng là người ở thế dưới, phải chịu nhiều rủi ro như: Dịch bệnh, hao hụt trong ao nuôi…
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Thẳng - hộ nuôi cá tra tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - cho rằng, hợp đồng ràng buộc giữa DN và người nuôi cá tra chỉ mang tính chiếu lệ. Trong hợp đồng, DN thỏa thuận thanh toán 20 - 30% sau khi bắt cá và thanh toán hết sau 1 tháng nhưng trên thực tế, nếu sớm thì 5 - 6 tháng người dân mới nhận được tiền, còn không may gặp DN làm ăn thua lỗ thì chuyện chiếm dụng vốn, quỵt nợ xảy ra như cơm bữa.
Qua tìm hiểu, nhiều nông dân nuôi cá thừa nhận họ ít có điều kiện tìm hiểu thông tin về DN mà chỉ thông qua quen biết, mối lái rồi dựa vào kinh nghiệm, lòng tin cảm tính để hợp tác với DN. Chỉ khi DN thua lỗ, vỡ nợ bỏ trốn thì người dân mới biết mình bị lừa. Không ít hộ dân sau khi bị DN chiếm dụng vốn đã trở nên tán gia bại sản.
Vốn ngân hàng lệch hướng?
Thực tế, việc DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.
Đáng lo ngại hơn, ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX thủy sản Thới An (Quận Ô Môn - TP. Cần Thơ) – thẳng thắn: Không ít DN thủy sản khi phá sản, nông dân mới biết họ dùng tiền vốn ngân hàng, vốn chiếm dụng của người dân để đầu tư các lĩnh vực khác như bất động sản, chứng khoán…
Do đó, ông Hải đề nghị: Khoản vốn vay 25.500 tỷ đồng (tính đến tháng 6/2015) để hỗ trợ ngành cá tra cần xem xét, truy vấn xem có được DN sử dụng đúng mục đích hay không?
Về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe -Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - đặt vấn đề: Việc đầu tư “ngoài luồng” của DN thủy sản đối với nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng cần được xem xét và giám sát lại. Dòng vốn hỗ trợ có thật sự “bơm” đúng đối tượng nuôi và sản xuất cá tra hay bị các ngành nghề khác lợi dụng chính sách này để tăng nợ và đảo nợ?
Không loại trừ một số công ty và cá nhân đã lập dự án kinh doanh cá tra để vay vốn nhưng lại đầu tư vào ngành khác.
DN chế biến thủy sản chiếm dụng vốn của người nuôi cá là rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ mối liên kết lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm giữa DN và người nuôi cá tra xảy ra nhiều năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 28.7, huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình tổ chức Lễ khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện; cùng đông đảo nhân dân trong địa bàn.
Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.
Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.
Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.
Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.