Rừng Xanh Bàu Ngứ
Trở lại thôn Bàu Ngứ thuộc xã Phước Dinh vào những ngày giáp tết Nguyên đán Quý Tỵ- 2013, chúng tôi gặp nhân dân địa phương nhộn nhịp chuẩn bị vui xuân đón tết đầm ấm, thanh bình.
Những dãi rừng xanh biếc trải dài ngút ngàn tạo nên không gian tươi mát cho vùng đất một thời được coi là “sa mạc” của huyện Thuận Nam. Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh cát trắng ven biển phát huy hiệu quả cải tạo môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp nâng cao toàn diện đời sống nông dân thôn Bàu Ngứ.
Gặp lại anh Nguyễn Trung Thông, 52 tuổi, Bí thư Chi bộ thôn Bàu Ngứ, tay bắt mặt mừng, anh phấn khởi nói: Toàn thôn hiện có 59 hộ, với 262 nhân khẩu, đây là khu dân cư có dân số ít nhất xã Phước Dinh. Từ năm 2000 trở về trước, bà con trồng hoa màu lay lất đợi… trời mưa. Nông dân sản xuất nông nghiệp ăn nước trời nên cuộc sống rất bấp bênh. Trong mười năm gần đây, người dân Bàu Ngứ đã trở mình thay đổi tập quán sản xuất cùng với sức sống mãnh liệt của những dãi rừng neem, keo lá tràm trồng phủ xanh cát trắng. Rừng trồng đã giữ được nguồn nước tự nhiên cung cấp cho bà con nông dân canh tác 2-3 vụ lúa và hoa màu bảo đảm ăn chắc.
Chuyện trồng cây phủ xanh thôn Bàu Ngứ bắt đầu từ mùa mưa năm 1999. Khi đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước đưa cây neem giống xuống vận động nông dân trồng rừng. Tuy là loài cây được các nhà khoa học đưa giống từ Phi Châu về nhưng bà con thấy cây neem rất gần gũi vì nó giống như cây cốc hành mọc hoang dại trên vùng rừng CK35.
Gia đình anhThông đi tiên phong nhận trồng 6 ha cây neem. Sau đó, anh tiếp tục vận động bà con thân tộc trồng rừng phủ xanh đưa diện tích cây neem, keo lá tràm của gia đình lên trên 100 ha. Đây là những loài cây có sức sống mãnh liệt chịu đựng tốt với điều kiện khô hạn ở địa phương.
Cây neem trồng sau 3- 4 năm tuổi là bắt đầu cho trái. Nhiều gia đình ở Bàu Ngứ đã khá lên nhờ nguồn lợi do cây neem và cây keo lá tràm đem lại. Chỉ tính riêng hạt neem giống bà con bán tại chỗ cho thương lái từ các nơi đến thu mua về làm giống với giá 15- 20 ngàn đồng/kg.
Trung bình mỗi cây neem trồng tập trung sau 5 năm tuổi cho thu hoạch 10 kg hạt khô. Cây keo lá tràm cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy sau 5 năm tuổi thu hoạch tỉa hàng năm khoảng 100 ster trị giá 35 triệu đồng, gía bán cây đứng tại rừng hiện nay 350 ngàn đồng/ster.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Ngô Xuân Tài 57 tuổi, nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của thôn Bàu Ngứ. Anh Tài bộc bạch niềm vui giữa mùa xuân mới: Bà con tui cảm ơn cấp trên đã đưa cây neem, cây keo lá tràm về trồng làm lợi cho người dân địa phương. Giữa năm 1987, vợ chồng tui dắt nhau từ Sơn Hải lên Bàu Ngứ khai hoang lập nghiệp đang còn là vùng đất cát bay gò đồi ngổn ngang.
Hồi đó, cả dãi đất rộng hàng ngàn mẫu tây từ Phước Lập đến Sơn Hải còn nằm trong cảnh sa mạc hoang hoá. Ba tháng mùa mưa còn trồng trỉa chút đỉnh dưa đậu nhưng có năm gieo hạt xuống gặp trời hạn coi như mất giống. Đến mùa gió bấc thổi cát di dộng bay trắng đất trắng trời. Nhờ chương trình đầu tư phủ xanh đất cát ven biển của Nhà nước trong những năm qua đã biến nơi này trở thành vùng đất trù phú như ngày nay. Chỉ tính riêng việc bán hạt neem giống, tôi rủng rỉnh đủ tiền tiêu dùng sinh hoạt gia đình hàng ngày”.
Cây neem ăn chịu được với đất cát khô hạn nên đã giữ được nước phục vụ sản xuất quanh năm. Gia đình anh Tài được cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước hướng dẫn kỹ thuật trồng 5,5 ha keo lá tràm và 2 ha cây neem. Anh đào ao giữ nước tưới 1,2 đất canh tác trồng hoa màu xanh tốt quanh năm.
Trong đó có 5 sào ruộng lúa gieo vụ đông xuân và hè thu bảo đảm ăn chắc đạt năng suất trên 6 tạ/sào, riêng vụ mùa phải ngừng gieo lúa vì trời mưa nước ngập trắng đồng. Hiệu quả trồng rừng phủ xanh cát trắng ven biển tạo nguồn nước nhỉ giúp gia đình anh Tài và bà con thôn Bàu Ngứ bám đất đai sản xuất bảo đảm đời sống gia đình no ấm góp phần xây dựng thành công chương trình nông thôn mới.
Anh Trần Ngọc Hiếu, Trưởng Ban quản lý cho biết, trong 15 năm qua, đơn vị đã tổ chức cho nhân dân trồng mới 1.222 ha cây neem, phi lao, keo lá tràm, trôm. Đây là những loài cây chịu hạn, cải tạo môi trường, chống cát bay đem lại nguồn lợi thiết thực cho người dân vùng dự án trồng rừng theo chương trình đầu tư của Chính phủ.
Trong đó có bà con nông dân thôn Bàu Ngứ là địa phương điển hình huy động nguồn lực nhân dân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ tài nguyên rừng. Đơn vị tiếp tục gieo ươm cây giống trồng mới 430 ha rừng phòng hộ và khoanh nuôi tái sinh 660 ha rừng ven biển huyện Thuận Nam theo hướng bền vững.
Chia tay thôn Bàu Ngứ giữa trưa trời chang chang nắng, chúng tôi nhớ như in lời chuyện trò mộc mạc, thân tình của bà con nông dân về hiệu quả thiết thực của dãi rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước và nhân dân trồng phủ xanh cát trắng ven biển. Nhớ những vườn dừa xiêm, vườn mảng cầu sai trái chuẩn bị vào mùa thu hoạch bán tết.
Nhớ mô hình thủy lợi bậc thang tích nước tự chảy tưới cho ruộng lúa vụ đông xuân mơn mởn lên xanh. "Vì lợi ích mười năm trồng cây", người dân thôn Bàu Ngứ tích cực thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu đối với sự nghiệp trồng rừng.
Có thể bạn quan tâm
Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.
Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.
Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.
Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.
Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.