Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều.
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều. Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ thức ăn cho cá (10 triệu đồng/ha) và 30% tiền con giống. Trước khi thả cá, nông dân đã được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng và chữa bệnh. Do dùng chế phẩm Biof nên môi trường ao ổn định, không ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cá.
Sau 5 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt trọng lượng bình quân 500 gam/con, một số hộ chăm sóc tốt trọng lượng cá đạt 700 - 800 gam/con (tăng 200 gam/con so với cá rô phi Đường Nghiệp đối chứng). Năng suất đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha, cao hơn 5 - 7% so với cá rô phi không được sử dụng chế phẩm Biof. Hiện nay, cá bán tại ao có giá 30 nghìn đồng/kg, cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.

Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.