Cà phê Việt Nam mất mùa, xuất khẩu sụt giảm mạnh
Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự kiến lượng xuất khẩu 10 tháng của niên vụ 2014/2015 chỉ đạt 983.000 tấn với kim ngạch đạt 2,359 tỷ USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 17,1% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Vicofa cho rằng nguyên nhân giảm do thời tiết thay đổi, mưa đến sớm khi thu hoạch và thời kỳ cà phê phát triển gặp hạn hán, nhiều vùng không đủ nước tưới bị mất trắng và những quả còn lại nhân nhỏ ảnh hưởng tới sản lượng.
Thứ hai là ngày công lao động và giá phân bón lên cao, người trồng cà phê giảm lượng phân chăm bón.
Thứ ba là lượng cà phê già ngày một tăng, năng suất thấp. Sản lượng cả niên vụ 2014/2015 đã thu hoạch xong giảm tới 20%.
Vicofa cho biết qua khảo sát lượng tồn kho trong doanh nghiệp và trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa, chỉ còn khoảng 300.000 tấn.
Hiện nay, Việt Nam đang có chương trình tái canh cho các vườn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi, tuy nhiên vì nhiều lý do khiến quá trình tái canh diễn ra khá chậm khiến diện tích cà phê năng suất xuống thấp càng tăng.
Vụ 2015/2016 các tỉnh Tây Nguyên lại phải đối mặt với hạn hán, nguồn nước bị thiếu nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 – 30% so với các năm trước. Bên cạnh đó, thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt, rồi sau đó lại bị ảnh hưởng của sương muối.
Thời điểm này tại các tỉnh Tây Nguyên thời tiết bất thường, một số nơi mưa to gây rụng quả non, do đó dự kiến sản lượng cà phê niên vụ tới 2015/2016 còn thấp hơn niên vụ này. Như vậy đây sẽ là vụ thứ 2 liên tiếp cà phê bị mất mùa.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.

Theo nhiều tiểu thương, giá cua thương phẩm trên thị trường không ổn định như các mặt hàng thủy sản khác, mà thường xuyên biến động và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nhưng theo quy luật, hàng năm vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá cua thương phẩm lại tăng, thậm chí có thể tăng gấp 1,5 lần.

Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.