Cà phê Việt Nam mất mùa, xuất khẩu sụt giảm mạnh
Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự kiến lượng xuất khẩu 10 tháng của niên vụ 2014/2015 chỉ đạt 983.000 tấn với kim ngạch đạt 2,359 tỷ USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 17,1% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Vicofa cho rằng nguyên nhân giảm do thời tiết thay đổi, mưa đến sớm khi thu hoạch và thời kỳ cà phê phát triển gặp hạn hán, nhiều vùng không đủ nước tưới bị mất trắng và những quả còn lại nhân nhỏ ảnh hưởng tới sản lượng.
Thứ hai là ngày công lao động và giá phân bón lên cao, người trồng cà phê giảm lượng phân chăm bón.
Thứ ba là lượng cà phê già ngày một tăng, năng suất thấp. Sản lượng cả niên vụ 2014/2015 đã thu hoạch xong giảm tới 20%.
Vicofa cho biết qua khảo sát lượng tồn kho trong doanh nghiệp và trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa, chỉ còn khoảng 300.000 tấn.
Hiện nay, Việt Nam đang có chương trình tái canh cho các vườn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi, tuy nhiên vì nhiều lý do khiến quá trình tái canh diễn ra khá chậm khiến diện tích cà phê năng suất xuống thấp càng tăng.
Vụ 2015/2016 các tỉnh Tây Nguyên lại phải đối mặt với hạn hán, nguồn nước bị thiếu nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 – 30% so với các năm trước. Bên cạnh đó, thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt, rồi sau đó lại bị ảnh hưởng của sương muối.
Thời điểm này tại các tỉnh Tây Nguyên thời tiết bất thường, một số nơi mưa to gây rụng quả non, do đó dự kiến sản lượng cà phê niên vụ tới 2015/2016 còn thấp hơn niên vụ này. Như vậy đây sẽ là vụ thứ 2 liên tiếp cà phê bị mất mùa.
Related news

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.

Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.