Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà

Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà
Ngày đăng: 12/10/2015

Trước các thông tin về tình trạng trồng rau phun đủ loại thuốc, hoá chất có hại cho sức khoẻ, người tiêu dùng đã tìm đến rau an toàn nhiều hơn.

Cần có rau an toàn, thế nhưng làm sao để phân biệt rau trồng đại trà, rau an toàn và rau sạch, thì rất ít người tiêu dùng biết.

Thậm chí biết, nhưng cũng khó phân biệt được.

Một kết quả điều tra ý kiến người tiêu dùng về rau an toàn và rau hữu cơ thực hiện tại sáu tỉnh miền Bắc do hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) thực hiện đã cho thấy, có đến hơn 90% không thể phân biệt rau an toàn và không an toàn bằng mắt thường.

Ở khía cạnh khác, việc có nhiều tiêu chí đánh giá, cũng như nhiều tổ chức chứng nhận, thì việc kiểm tra giám sát rau an toàn đúng chuẩn càng khó hơn.

Cụ thể hai khâu quan trọng trong quy trình rau sạch là nuôi trồng và sơ chế – chế biến.

Nhưng hiện nay có rất nhiều tiêu chí đánh giá về việc này.

Trồng theo phương pháp bio; trồng theo phương pháp hữu cơ (organic); trồng theo GAP (VietGAP và GlobalGAP – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu); và khâu sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có các tiêu chuẩn như GAP, HACCP, ISO 22000…

Về chứng nhận, cả nước hiện có tới 20 tổ chức được bộ Nông nghiệp chỉ định chứng nhận VietGAP, dẫn đến việc khảo sát quy trình sản xuất tại các đơn vị đăng ký xin cấp giấy chứng nhận không được chặt chẽ.

Trong khi khâu quản lý, thanh tra kiểm soát chất lượng sản phẩm do sở nông nghiệp và chi cục bảo vệ thực vật các địa phương đảm nhận.

Cục Trồng trọt chịu trách nhiệm giám sát các cơ sở trồng trọt, cơ sở sơ chế gắn liền với trồng trọt.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản giám sát chợ đầu mối; truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo an toàn; kiểm tra tận gốc tại nước xuất khẩu; thẩm tra công nhận nước xuất khẩu.

Ngay cả khi các siêu thị cam kết chất lượng hàng hoá, thì việc kiểm định cũng chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên, áp lực sức mua cũng khiến nhiều đơn vị lỏng lẻo hơn trong quản lý.

Rau đại trà: là các loại rau đang sử dụng truyền thống, được tổ chức sản xuất theo các tập quán khác nhau từng địa phương, không có quy trình thống nhất và chất lượng cũng rất khác nhau.

Rau an toàn: có hai quan điểm:

– Theo quyết định 106/2007 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau an toàn là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn.

Đồng thời, rau an toàn được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP (Good Agricultural Practices).

Nguồn nước tưới rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hoá chất độc hại, hàm lượng một số hoá chất không vượt quá mức cho phép… T

ừ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau quả.

– Theo các chuyên gia, rau an toàn ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai.

Rau sạch: là rau được trồng trên đất sạch, tưới nước giếng khoan hoặc nước sông lớn không ô nhiễm (chất lượng đất, nước được cơ quan chức năng kiểm tra và công nhận).

Không dùng phân tươi hay bón đạm nhiều. Hạn chế tối đa chất kích thích sinh trưởng. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và sau một thời gian quy định mới được thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Xuân Trường Tập Trung Các Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Mới Xuân Trường Tập Trung Các Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Mới

Trong số 7 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, của huyện giai đoạn 2010-2015 ở huyện Xuân Trường, đến nay đã có 1 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt 16 tiêu chí, còn lại đạt 11-15 tiêu chí. Để nỗ lực thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, huyện Xuân Trường chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.

04/11/2014
Thôn Thủy Trầm Phát Triển Nghề Sản Xuất Rau Giống Thôn Thủy Trầm Phát Triển Nghề Sản Xuất Rau Giống

Thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất cây rau giống không chỉ để cung cấp cho các xã trong địa bàn huyện, mà còn đưa ra các địa bàn lân cận và các tỉnh phía Bắc. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên vụ đông năm nay toàn thôn có gần 7ha sản xuất cây rau giống, tập trung chủ yếu ở các khu: 1,2,3. Từ nghề này nhiều hộ dân trong xã đã vươn lên làm giàu.

04/11/2014
Ghi Nhận Từ Mô Hình Tổ Hợp Tác Sản Xuất Nước Mắm Ghi Nhận Từ Mô Hình Tổ Hợp Tác Sản Xuất Nước Mắm

Hơn 3 năm qua, mô hình tổ hợp tác (THT) sản xuất nước mắm của Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã góp phần tăng thêm thu nhập, tạo việc làm cho nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn, đặc biệt là những phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

04/11/2014
Vướng Mắc Trong Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới Vướng Mắc Trong Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch phải đi trước một bước. Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong khi một số xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị cán đích thì nhiều địa phương vẫn còn loay hoay với tiêu chí quy hoạch.

04/11/2014
Gắn Tiêu Chí Thủy Lợi Với Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Gắn Tiêu Chí Thủy Lợi Với Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua, xã Ðiệp Nông (Hưng Hà) đã tập trung vận động bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo hướng đa dạng trong cơ cấu sản xuất.

04/11/2014