Cà phê mất mùa, mất giá

Niên vụ 2015 - 2016, nhiều diện tích cà phê ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đợt hạn hán kéo dài trong những tháng đầu năm đã làm cho quá trình sinh trưởng phát triển cây cà phê không theo quy luật bình thường.
Cà phê chín sớm hơn những năm trước, hạt cà phê nhỏ hơn.
Nhiều nông dân nhìn vườn cà phê chín sớm của mình với một tâm trạng đầy lo lắng bởi giá cả đầu vụ rất thấp, năng suất chắc chắn không đạt trong khi chi phí đầu tư và công lao động ngày càng tăng cao.
Ông Trần Quang Thắng (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đang canh tác 2 ha cà phê.
Ông cho biết: “Vụ cà phê này chín sớm hơn mọi năm làm đảo lộn thời gian thu hoạch, trong khi giá đầu vụ chỉ xấp xỉ 2.500 đồng đến 3.000 đồng/kg quả tươi.
Với tiền thuê nhân công thu hái tương đương 2.000 đồng/kg, chưa kể chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc thì với mức giá như hiện nay gia đình tôi lỗ nặng.
Dù vậy cũng không thể bỏ vườn cây được nên tôi phải thu hoạch hy vọng vớt vát được phần nào tốt phần đó”.
Còn ông Nguyễn Thanh Tùng-một nông dân trồng cà phê ở xã Ia Sao-cho biết: “Gia đình tôi có 1,5 ha cà phê, thời gian gần đây, giá cà phê xuống thấp, có thu hoạch cũng không đủ chi phí bỏ ra, nông dân chúng tôi rất lo lắng.
Nếu giá tiếp tục giảm như hiện nay thì đến thời điểm chính vụ không biết giá cà phê có tăng không đó là câu hỏi chưa có lời giải”.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê của gia đình, anh Nguyễn Đình Thắng (xã Al Bá, huyện Chư Sê) cho biết: “Do thiếu nước tưới trong thời gian chăm sóc nên vườn cà phê nhà tôi năng suất không cao.
Khi cà phê chín, hái xuống mới biết trong chùm quả có quá nhiều hạt lép.
Năm nay ít mưa, bón phân không đủ định suất nên cà phê quả nhỏ, hạt lép, hạt một nhân xuất hiện nhiều.
Theo ước tính, năng suất chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha, thấp hơn vụ cà phê năm ngoái.
Giá cà phê nhân năm ngoái ổn định 42.000 đồng/kg thì nay giảm xuống chỉ còn 34.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay những ngày đầu vụ thu hoạch, giá cà phê nhân xuất khẩu đột ngột giảm mạnh và liên tục giảm trong những ngày qua, từ 1.703 USD/tấn rồi xuống 1.689 USD/tấn và hiện tại chỉ còn 1.595 USD/tấn.
Giá giảm bất ngờ làm cho cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn người trồng cà phê thấp thỏm lo âu.
Cà phê rớt giá làm nhiều nông hộ “tiến thoái lưỡng nan” bán cũng không xong mà tiếp tục ghim hàng thì phập phồng lo lắng.
Nhiều nông dân lo lắng nếu bước vào vụ thu hoạch mà giá cà phê rớt thấp quá, năng suất cà phê không đạt trong khi chi phí đầu tư, thuê mướn nhân công cao nên nếu bán vào thời điểm này chắc chắn sẽ lỗ.
Cà phê đã bắt đầu chín, nhưng một số hộ nông dân vẫn chưa muốn thu hoạch.
Chị Nguyễn Thị Triều (xã Diên Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Công thuê hái cà phê vụ này tăng 20.000 đồng/ngày, trong khi giá cà phê lại quá thấp.
Nếu thuê nhân công thu hoạch thì chỉ vừa đủ trả tiền công.
Vì thế, tôi đành tự hái được đến đâu hay đến đó chứ không dám thuê nhân công”.
Có thể bạn quan tâm

Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).