Cà phê mất mùa, mất giá

Niên vụ 2015 - 2016, nhiều diện tích cà phê ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đợt hạn hán kéo dài trong những tháng đầu năm đã làm cho quá trình sinh trưởng phát triển cây cà phê không theo quy luật bình thường.
Cà phê chín sớm hơn những năm trước, hạt cà phê nhỏ hơn.
Nhiều nông dân nhìn vườn cà phê chín sớm của mình với một tâm trạng đầy lo lắng bởi giá cả đầu vụ rất thấp, năng suất chắc chắn không đạt trong khi chi phí đầu tư và công lao động ngày càng tăng cao.
Ông Trần Quang Thắng (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đang canh tác 2 ha cà phê.
Ông cho biết: “Vụ cà phê này chín sớm hơn mọi năm làm đảo lộn thời gian thu hoạch, trong khi giá đầu vụ chỉ xấp xỉ 2.500 đồng đến 3.000 đồng/kg quả tươi.
Với tiền thuê nhân công thu hái tương đương 2.000 đồng/kg, chưa kể chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc thì với mức giá như hiện nay gia đình tôi lỗ nặng.
Dù vậy cũng không thể bỏ vườn cây được nên tôi phải thu hoạch hy vọng vớt vát được phần nào tốt phần đó”.
Còn ông Nguyễn Thanh Tùng-một nông dân trồng cà phê ở xã Ia Sao-cho biết: “Gia đình tôi có 1,5 ha cà phê, thời gian gần đây, giá cà phê xuống thấp, có thu hoạch cũng không đủ chi phí bỏ ra, nông dân chúng tôi rất lo lắng.
Nếu giá tiếp tục giảm như hiện nay thì đến thời điểm chính vụ không biết giá cà phê có tăng không đó là câu hỏi chưa có lời giải”.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê của gia đình, anh Nguyễn Đình Thắng (xã Al Bá, huyện Chư Sê) cho biết: “Do thiếu nước tưới trong thời gian chăm sóc nên vườn cà phê nhà tôi năng suất không cao.
Khi cà phê chín, hái xuống mới biết trong chùm quả có quá nhiều hạt lép.
Năm nay ít mưa, bón phân không đủ định suất nên cà phê quả nhỏ, hạt lép, hạt một nhân xuất hiện nhiều.
Theo ước tính, năng suất chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha, thấp hơn vụ cà phê năm ngoái.
Giá cà phê nhân năm ngoái ổn định 42.000 đồng/kg thì nay giảm xuống chỉ còn 34.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay những ngày đầu vụ thu hoạch, giá cà phê nhân xuất khẩu đột ngột giảm mạnh và liên tục giảm trong những ngày qua, từ 1.703 USD/tấn rồi xuống 1.689 USD/tấn và hiện tại chỉ còn 1.595 USD/tấn.
Giá giảm bất ngờ làm cho cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn người trồng cà phê thấp thỏm lo âu.
Cà phê rớt giá làm nhiều nông hộ “tiến thoái lưỡng nan” bán cũng không xong mà tiếp tục ghim hàng thì phập phồng lo lắng.
Nhiều nông dân lo lắng nếu bước vào vụ thu hoạch mà giá cà phê rớt thấp quá, năng suất cà phê không đạt trong khi chi phí đầu tư, thuê mướn nhân công cao nên nếu bán vào thời điểm này chắc chắn sẽ lỗ.
Cà phê đã bắt đầu chín, nhưng một số hộ nông dân vẫn chưa muốn thu hoạch.
Chị Nguyễn Thị Triều (xã Diên Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Công thuê hái cà phê vụ này tăng 20.000 đồng/ngày, trong khi giá cà phê lại quá thấp.
Nếu thuê nhân công thu hoạch thì chỉ vừa đủ trả tiền công.
Vì thế, tôi đành tự hái được đến đâu hay đến đó chứ không dám thuê nhân công”.
Related news

Cá song vua xứng danh là loài cá khổng lồ nhất trong tất cả các loài cá song với kỷ lục người ta từng đánh bắt được một con nặng tới 600kg. Cá song vua có tốc độ lớn nhanh vô địch. Cỡ cá từ khi dài 20 cm đến nặng 3kg có thể tăng trọng đạt 400 - 600 g/tháng, cỡ từ 3kg đến cá trưởng thành có thể đạt 6 - 8 kg/năm.

Ngày 22 tháng 7 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi ”Nông dân nuôi tôm giỏi theo tiêu chí VietGAP” tại Trung tâm Văn hóa Thể thao xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ. Với 30 thí sinh thuộc 6 đội dự thi đến từ các xã An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh - H. Cần Giờ và đội huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công bố xây 6 trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại gắn với các ngư trường trọng điểm, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo nhiều nông dân tại xã Định Môn, bắp lai có thể cho năng suất từ 0,8-1 tấn/ha. Bắp lai sau khi thu hoạch phơi khô và tuốt lấy hạt đang được thương lái đến nhà thu mua 5.000-5.200 đồng/kg. Với giá hiện nay, nhiều nông dân trồng bắp đạt lợi nhuận trên 2 triệu đồng/công.

Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, nếu không chủ động phòng, chống kịp thời thì người chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi quy mô lớn, rất dễ “trắng tay” nếu chẳng may bùng phát dịch.