Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn

Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Lợn
Ngày đăng: 22/01/2014

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y.

Để xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn cả nước, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ với chuyên đề "Thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn".

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó hơn 10.500 điểm giết mổ không được giám sát, kiểm soát của cơ quan thú y. Một số tỉnh đã xây dựng được nhiều cơ sở giết mổ tập trung nhưng quy trình giết mổ vẫn không được tuân thủ. Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hình thành tự phát cả về vị trí và quy mô.

Các điểm giết mổ có diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh thú y, quá trình giết mổ đều được thực hiện ngay trên sàn; trang thiết bị dùng trong giết mổ khá tùy tiện, thủ công; nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan chưa qua xử lý, không có hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng. Do vậy, hầu hết các điểm giết mổ này mất vệ sinh, không đảm bảo ATVSTP, gây ô nhiễm môi trường.

Để thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng trong chăn nuôi lợn, theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần áp dụng khoa học kỹ thuật để chăn nuôi có hiệu quả hơn, tăng năng suất vật nuôi và giảm giá thành sản phẩm.

Đảm bảo lòng tin với người tiêu dùng bằng cách chăn nuôi theo quy trình an toàn để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm. Dùng hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn sản phẩm. Đây là giải pháp lâu dài và cơ bản mà Bộ NN&PTNT đang áp dụng. Sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc để hạn chế bớt các sản phẩm không an toàn và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặt khác, phải làm tốt quy trình sản xuất, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc để chăn nuôi có thể đứng vững khi thị trường mở cửa. Tăng cường các chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về quy trình chăn nuôi chuẩn, con giống tốt, vật tư vệ sinh phòng dịch, chống dịch, xử lý môi trường những vùng chăn nuôi tập trung…


Có thể bạn quan tâm

Người nuôi gà đang chuyển từ nuôi gà thịt sang gà đẻ trứng Người nuôi gà đang chuyển từ nuôi gà thịt sang gà đẻ trứng

Do giá thịt gà trong nước không cạnh tranh được với thịt gà nhập khẩu, một số hộ chăn nuôi gà ở khu vực Đồng Nai, Bình Phước đã chuyển từ nuôi gà thịt sang nuôi gà lấy trứng.

21/09/2015
Chỗ nói an toàn, nơi bảo chưa chắc Chỗ nói an toàn, nơi bảo chưa chắc

Thông tin về thịt heo có chứa chất tạo nạc đang gây xôn xao dư luận, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang không biết phải chọn loại thịt nào mới đảm bảo an toàn cho bữa cơm gia đình.

21/09/2015
Tận mục giống kiwi berry xanh hái ra tiền Tận mục giống kiwi berry xanh hái ra tiền

Quả kiwi berry hay còn gọi là kiwi bé rất độc đáo về hình dáng cũng như hương vị.

21/09/2015
Đặt lọp lươn mùa lũ Đặt lọp lươn mùa lũ

Mỗi khi lũ về, ông Lê Văn Tài (hai Tài, 53 tuổi, ngụ xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) lại men theo cánh đồng lũ để đặt lươn. Năm nay lũ nhỏ, nhưng hai Tài vẫn kỳ vọng có nguồn lươn giống để bán hoặc nuôi kiếm thêm thu nhập.

21/09/2015
Nuôi hà sú ở Quảng Yên Quảng Ninh Nuôi hà sú ở Quảng Yên Quảng Ninh

Hà sú là loài nhuyễn thể có vỏ cứng, thường sống bám vào các cây sú, vẹt... ở vùng cửa sông, bờ biển một cách tự nhiên. Thế nhưng, những năm gần đây, ở vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh), bà con đã có cách làm rất sáng tạo là chăng dây để nuôi hà...

21/09/2015