Tỷ Lệ Nông Dân Tham Gia Bảo Hiểm Cây Lúa Còn Thấp

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, qua 3 năm thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm trên cây lúa tại 3 huyện: Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Từ vụ đông xuân 2011 đến vụ hè thu 2013, có gần 13.000 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm trên 7.300ha lúa, với số tiền trên 6,8 tỷ đồng, công ty bảo hiểm bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại 1,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá, tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp, do đây là chương trình mới, một số cán bộ, nhân viên cơ sở trình độ còn hạn chế nên công tác triển khai thực hiện đạt kết quả chưa cao; quy trình thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại còn lúng túng, mất nhiều thời gian, giải quyết bồi thường thiệt hại cho dân chậm, nên chưa thu hút dân tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.

Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.

Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.

Trên những miền quê của huyện Tri Tôn (An Giang), nhiều mô hình làm ăn đã và đang phát huy hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi ba ba giống. Anh Huỳnh Văn Sen (ngụ ấp Rò Leng, xã Châu Lăng) là một trong số ít người thực hiện thành công mô hình nuôi ba ba giống tại vùng này.

Nhiều ngày qua, ngư dân ven biển xã An Hòa (huyện Tuy An, Phú Yên) hành nghề đánh bắt lưới mành trủ được mùa cá dò.