Cà phê Đà Lạt được bán trong cửa hàng Starbucks
Trên trang tin tức của mình, ông lớn cà phê Starbucks cho biết, sẽ bắt đầu bán cà phê Arabica có xuất xứ từ Cầu Đất, Đà Lạt trong hơn 21.500 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới của hãng. Đây là lần đầu tiên một loại cà phê Arabica trồng tại Việt Nam được chọn để cung cấp cho các cửa hàng của Starbucks.
Giá của mỗi kg cà phê Đà Lạt đã rang kèm hương liệu tại các cửa hàng của Starbucks gần 50 USD, tương đương hơn một triệu đồng. Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp của Starbucks, cho biết, chất lượng cà phê Arabica tại Đà Lạt là rất hoàn hảo, với vị chua nhẹ dịu, thích hợp gu thưởng thức của khách hàng.
Trước cà phê Cầu Đất, Đà Lạt, Starbucks chỉ chọn 6 địa phương làm nhà cung cấp cà phê Arabica cho chuỗi cửa hàng của mình, trong đó có Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala.
Để được lựa chọn trở thành một trong những sản phẩm tại Starbucks, cà phê phải đảm bảo vị, mùi và tiêu chuẩn an toàn khá khắt khe, gọi là tiêu chuẩn Starbucks C.A.F.E Practices (C.A.F.E là Coffee And Farmer Equity).
Có thể bạn quan tâm
Tuần qua, giá tôm thẻ chân trắng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 1.000 đồng/kg sau khi tăng liên tiếp từ đầu tháng 6, giao động từ 88.000 đồng/kg đến 121.000 đồng/kg tùy loại.
Ở ĐBSCL, cây mè (vừng) có thể trồng các vụ đông xuân, xuân hè và hè thu hoặc có thể trồng muộn hơn vào đầu vụ thu đông, nhưng cần tránh lúc thu hoạch mưa nhiều gây thất thu.
Là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trong những năm qua nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản của Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà dẫn đến hậu quả nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm ở vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng...
Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.
Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.