Hơn 3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Cho Nông Dân Trồng Bắp Lai

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bắp lai giai đoạn 2015 – 2016 tại huyện An Phú với tổng kinh phí thực hiện là 2.774,3 triệu đồng, trong đó: Năm 2015 là 1.568,3 triệu đồng; năm 2016 là 1.206 triệu đồng, nhằm phát triển cây bắp lai theo hướng công nghệ cao, giúp nâng cao năng suất, chất lượng hạt bắp, giảm giá thành, đảm bảo đầu ra ổn định, tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho nông dân.
Theo Kế hoạch, đến năm 2016 có 100 ha diện tích canh tác bắp lai của nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ. Chọn được các giống bắp lai ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh phù hợp với vùng trồng bắp của tỉnh.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật theo hướng công nghệ cao để tăng năng suất và hướng đến mục tiêu giảm giá thành sản xuất từ 15 - 20% so với cách sản xuất thông thường. Hỗ trợ đầu tư, cải tiến cơ giới hóa và các công nghệ sau thu hoạch trong sản xuất bắp lai.
Các hoạt động hỗ trợ gói kỹ thuật (giai đoạn 2015 – 2016) là đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, nông dân; Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, cơ giới hóa, công nghệ sấy bảo quản bắp.
Hỗ trợ xây dựng các mô hình như chọn giống bắp phù hợp, Mô hình trồng bắp theo hướng hữu cơ; tưới nước tiết kiệm... chi phí mua giống cho nông dân trong các tổ hợp tác; Hỗ trợ nông dân đầu tư các máy móc thiết bị để phát triển sản xuất...
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), hiện bà con đã thu hoạch được hơn 120ha tôm nuôi vụ I/2015, năng suất chỉ đạt 0,6 tạ/ha đối với tôm sú và 18 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng.

Không chỉ có cây trồng mới cần đến công trình thủy lợi, mà đối với nuôi trồng thủy sản, thủy lợi cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chỉ ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản thì vẫn bị bỏ ngỏ..

Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá tra nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ương cá tra giống đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trước tình hình trên, hầu hết nông dân nuôi cá tra thương phẩm và ương cá tra thịt mong muốn giá cá ổn định ở mức có lợi nhuận hợp lý, để nông dân yên tâm sản xuất.

Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.

Thông tin từ UBND TP Quy Nhơn cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) đã có quyết định chính thức về việc cấp giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá Quy Nhơn” cho các sản phẩm chả cá được sản xuất và chế biến tại các cơ sở trên địa bàn TP Quy Nhơn.