Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng
Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.
Ông Trần Văn Thời (ngụ phường Long Sơn, TX. Tân Châu) cho biết, có bè hao hụt đến 45%. Để giảm lượng cá chết, nhiều người đã di chuyển bè về những nơi có nguồn nước tốt (sông rộng, nước sâu), neo đậu bè với mật độ hợp lý. Đồng thời, tăng cường cho cá ăn các loại vitamin để tăng sức đề kháng, chống lại ký sinh trùng, dịch bệnh có trong nước thải từ đồng ruộng.
Theo thống kê, sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh 10 tháng của năm 2014 đạt gần 300.000 tấn, tương đương cùng kỳ 2013.
Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Ca-nuoi-chet-nhieu-do-nuoc-thai-tren-ruong.html
Có thể bạn quan tâm
Dịch cúm gia cầm ở Hà Tĩnh đang lây lan nhanh trên diện rộng và có nguy cơ trở thành đại dịch.
Nắng tháng 5 xối vào mặt, mồ hôi ướt đẫm lưng, nhưng hoạt động thu hoạch cá lóc tại ao nuôi cá nhà anh Huỳnh Văn Lượng (xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) rất sôi động. Vụ này cá nuôi phát triển tốt, lại được giá nên người nuôi cá rất mừng. Tuy nhiên, một vấn đề làm bà con “đau đầu” là ô nhiễm môi trường từ nuôi cá…
Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.
Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.