Nạn Khai Thác Tôm Hùm Giống Trong Vịnh Nha Trang Lại Tái Diễn
Sau thời gian khá dài bị cơ quan chức năng truy quét, xử lý nghiêm theo Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh Khánh Hòa, tình trạng đặt bẫy nhử tôm hùm con ở khu vực biển ven bờ thuộc vịnh Nha Trang có dấu hiệu chìm lắng. Tuy nhiên, đầu năm 2014, do nguồn tôm hùm giống khan hiếm, giá cả tăng cao nên không ít người đã quay lại làm nghề này trong khu vực cấm…
Biết cấm vẫn làm
Sau 3 năm, kể từ ngày Chỉ thị số 11 (ngày 25-3-2011) của UBND tỉnh có hiệu lực, chúng tôi quay lại những khu vực biển nằm trong phạm vi cấm đánh bắt hải sản. Ở những nơi này, việc bẫy nhử tôm hùm con của ngư dân tuy không tràn lan như những năm trước, nhưng bắt đầu rộ lên so với thời gian đầu bị cấm.
Tại khu vực Hòn Rớ (xã Phước Đồng TP. Nha Trang), trên bờ kè nhiều bẫy nhử để la liệt; dưới bến, nhiều tàu cá vẫn chở theo từng đống bẫy nhử để đi đánh tôm hùm con; xa xa ngoài phía biển thấp thoáng vô số phao xốp trắng xóa (dùng treo bẫy nhử tôm hùm con).
Đang chuẩn bị chèo thúng chai ra kiểm tra bẫy, anh Nguyễn Xuân Vinh (trú Hòn Rớ, xã Phước Đồng) tặc lưỡi, phân bua với chúng tôi: “Lúc mới bị cấm, tôi vẫn nán làm, nhưng sau khi bị tịch thu dụng cụ và nộp phạt gần chục triệu đồng, tôi đã bỏ nghề này hơn năm nay. Hiện nay, thấy nguồn tôm giống đang khan hiếm, giá tăng cao hơn nhiều so với trước đây, hơn nữa vì không biết làm gì để kiếm sống nên tôi làm liều quay lại nghề cũ…”.
Tại bãi cát bồi bên chân cầu Xóm Bóng, vô số bẫy nhử tôm hùm của ngư dân cũng chất thành từng đống. Trên bãi, từng tốp người hì hục xúc cát vào bao tải, rồi chuyển xuống thuyền để chở ra biển làm “neo” cho bẫy nhử tôm hùm giống.
Không khí khẩn trương tấp nập trên bãi dưới thuyền nơi đây cho thấy, nghề bẫy nhử tôm hùm con thật sự đang quay trở lại. Ông Ngô Quốc Bảo (tổ Sơn Hải, phường Vĩnh Thọ, Nha Trang) cho biết: Trước khi bị cấm, ông làm nghề bẫy nhử tôm hùm con được 4 - 5 năm ở khu vực biển Hòn Chồng. Sau khi bị cấm, ông không bỏ nghề, nhưng cũng không thể làm ở chỗ cũ mà đi vào khu vực biển thuộc xã Phước Đồng để đặt bẫy.
Cũng theo ông Bảo, toàn bộ ngư dân đang lấy cát tại đây đều là người dân phường Vĩnh Thọ, nhưng chỉ một số ít giăng bẫy tôm hùm ở khu vực biển dọc đường Phạm Văn Đồng, còn lại đều hành nghề ở khu vực biển thuộc xã Phước Đồng.
Theo lời ông Bảo, chúng tôi đi dọc đường Phạm Văn Đồng để “khảo sát” tình trạng giăng bẫy tôm hùm ở khu vực biển này. Quả thật, ở khu vực biển ven bờ đoạn cuối đường Phạm Văn Đồng, chúng tôi thấy xuất hiện rất nhiều “bãi” phao xốp nổi trên mặt nước, dày nhất là khu vực biển đối diện khách sạn Mường Thanh. Bên cạnh đó, ở khu vực biển ven bờ giữa Hòn Đỏ và Hòn Chồng cũng xuất hiện những “bãi” phao tương tự.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện giá mỗi con tôm hùm sao giống từ 370.000 - 400.000 đồng (tùy kích cỡ), tăng khoảng 100.000 đồng/con so với năm ngoái. Điều này chính là nguyên nhân chính khiến không ít ngư dân bất chấp lệnh cấm để mưu sinh bằng nghề bẫy nhử tôm hùm con ở một số khu vực biển ven bờ nói trên.
Cần có sự điều chỉnh
Theo ông Trần Xuân Minh Thế - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Thọ, từ trước đến nay, trên địa bàn phường có khoảng 50 hộ dân làm nghề bẫy nhử tôm hùm giống.
Sau khi có chủ trương cấm đánh bắt bằng hình thức này trong vịnh Nha Trang, một mặt các cơ quan chức năng xử lý gắt gao, mặt khác nhờ được tuyên truyền vận động nên ý thức của người dân đã được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế không có ai từ bỏ nghề này, phần lớn chuyển đi giăng bẫy ở những nơi khác, chỉ một số ít lén lút bám trụ lại địa bàn cũ.
Hiện nay, do giá tôm hùm giống tăng cao nên đã có một số trường hợp quay lại khu vực cũ để làm nghề, nhất là đoạn đối diện khách sạn Mường Thanh, dù đây là khu vực cấm theo Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh. “Từ khi có chủ trương cấm, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến của người dân xin được giăng bẫy tôm hùm ở khu vực biển ven bờ giữa Hòn Chồng và Hòn Đỏ, bởi đây là khu vực bãi rạn, nước nông, tàu lớn không vào được nên việc giăng bẫy tôm hùm ở khu vực này thực tế không cản trở đến giao thông trên biển.
Hơn nữa, khu vực trên nằm trong Dự án Nha Trang Sao, nhưng do dự án chưa thực hiện nên người dân mong muốn được giăng bẫy nhử tôm hùm giống ở đây, khi nào dự án triển khai, họ sẽ tự nguyện giải tỏa. Chúng tôi thấy kiến nghị của họ cũng có phần hợp tình, hợp lý nên đã kiến nghị lên thành phố…”, ông Thế cho biết thêm.
Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Danh - Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cho biết: “Lâu nay UBND thành phố vẫn liên tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc cấm đặt bẫy nhử tôm hùm trong vịnh Nha Trang.
Chúng tôi cũng nhận được một số kiến nghị của người dân về việc giới hạn lại khu vực cấm đánh bắt hải sản. Bởi theo người dân, khu vực cấm như hiện nay là rất rộng. Tuy nhiên, đây là chỉ đạo của UBND tỉnh nên UBND thành phố vẫn phải nghiêm túc thực hiện.
Còn đối với những kiến nghị điều chỉnh lại khu vực cấm đánh bắt để người dân có thể mưu sinh, chúng tôi sẽ nghiên cứu trong thời gian tới. Nếu thấy hợp lý, UBND thành phố sẽ kiến nghị, còn không thì vẫn phải thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của UBND tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm
Qua 2 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp, đã cho hiệu quả bước đầu khả quan, do đó tỉnh An Giang vừa chính thức ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao an toàn theo hướng VietGAP từ nay đến năm 2020 là 7.435 ha, trong đó cây rau là 2.590,5 ha, cây màu 4.844,75 ha. Nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch, an tâm cho bữa ăn hàng ngày. Các loại cây bao gồm rau dưa các loại, rau gia vị và cây màu khoai môn, khoai lang, đậu bắp Nhật, vừng, đậu nành rau, lạc chuyên canh, ngô chuyên canh, ngô bao tử, sản xuất tại 6 vùng chuyên canh thuộc 31 xã của các huyện Chợ Mới, An phú, Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc. Theo đó tỉnh còn chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông; Thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP Quản lý chuổi cung ứng rau, màu từ trồng đến người ăn; Truy nguyên nguồn gốc nhằm thu hút chấp nhận của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu; Chọn tạo giống rau mới là chủng loại F1, có năng suất cao, chất lượng tốt, k
Theo thương lái và DN buôn bán lúa gạo trong vùng, gạo xuất tiểu ngạch giống như sự khuấy động thị trường, chỉ lợi trước mắt chứ không phải là cách làm ăn lâu bền.
Tại Diễn đàn Đối thoại và triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam do Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 1-12, các chuyên gia cảnh báo nếu không khắc phục các hạn chế trên thì cà phê Việt Nam sẽ đánh mất vị trí này.
Ngày 12/7, giá gà công nghiệp tại trại chỉ còn 27.000-28.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành 3.000-4.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại cho hay đã chấp nhận bán lỗ nhưng rất khó bán hoặc thương lái chỉ mua số lượng rất nhỏ.
Trước đó, trung tuần tháng 9, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại 15ha sắn ở xã An Hải rồi lây lan ra các xã An Hòa, An Xuân (huyện Tuy An) với diện tích 20ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%. Trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại sắn, mới đây UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương cấp bách triển khai phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.