Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương
Đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” tại Phú Yên. Việc tổ chức diễn đàn này nhằm giúp ngư dân nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên được hình thành từ năm 1994, xuất phát từ nghề câu cá mập của ngư dân làng biển Phú Câu thuộc phường 6 (TP Tuy Hòa). Từ khi hình thành đến nay nghề câu cá ngừ đại dương không ngừng cải tiến và ngày càng được trang bị hiện đại cả về máy móc, trang thiết bị và tàu thuyền.
Nhờ phát triển nghề câu cá ngừ đại dương mà hàng nghìn ngư dân đã nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống; nhiều hộ đã thực sự giàu lên, sắm thêm được tàu mới với công suất lớn hơn, bám biển đánh bắt dài ngày hơn. Cùng với nghề câu cá ngừ đại dương phát triển là sự hình thành và phát triển của các cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho bà con ngư dân…
Cá ngừ được xác định là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đứng thứ 3 sau mặt hàng tôm và cá tra. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng nhanh trong 5 năm qua, từ gần 189 triệu USD năm 2008, đến năm 2012 đạt hơn 569 triệu USD. Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ vẫn đạt được 526 triệu USD. Có thể nói, sản phẩm cá ngừ xuất khẩu hàng năm đã thu về cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Tuy nhiên, nghề khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam phát triển chưa thật sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế về ngư trường và nguồn lợi cá ngừ của đất nước. Vấn đề đặt ra, cần có biện pháp hợp lý và hữu hiệu để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề cá ngừ bền vững từ khai thác, sơ chế, bảo quản, thu mua, chế biến, xuất khẩu.
Từ cuối năm 2012 đến nay, hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản xuất cá ngừ, đặc biệt việc phát triển khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp với ánh sáng đã gặp nhiều khó khăn; số lượng tàu khai thác và sản lượng cá ngừ tuy tăng nhanh, nhưng chất lượng, giá trị sản phẩm cá ngừ lại giảm, cơ cấu sản phẩm cá ngừ có giá trị cao nhất là dùng ăn sashimi đạt thấp.
Do tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất giảm, nhiều tàu, nhiều chuyến biển sản xuất bị lỗ tổn, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân; đồng thời ảnh hưởng uy tín, thương hiệu cá ngừ Việt Nam, giảm khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu.
Trước tình hình đó, mặc dù thời gian qua, các ngành, các cấp đã tập trung triển khai nhiều biện pháp để giúp ngư dân nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập trong quá trình thực hiện cần phải tiếp tục tháo gỡ, khắc phục.
Bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương”. Đây là một trong những hoạt động chính của Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.
Việc tổ chức diễn đàn này sẽ chỉ ra cho ngư dân cách nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu; nâng cao nhận thức và vai trò của các cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu trong việc khuyến khích ngư dân áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân khai thác cá ngừ đại dương.
Qua đó, còn giúp các nhà khoa học và quản lý nắm bắt được nhu cầu của ngư dân, các cơ sở và doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương.
Từ cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ ngư dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất sản phẩm cá ngừ đại dương; góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với bà con nông dân trồng lúa đã tích cực xuống đồng, các hộ nuôi và các doanh nghiệp nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tích cực cải tạo ao, đầm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào vụ nuôi xuân hè.
Sau mỗi vụ nuôi, lượng mùn bã hữu cơ của vật nuôi tích tụ lắng đọng nhiều ở đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Công tác cải tạo ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, do đó người nuôi cần phải tiến hành nhiều biện pháp cải tạo ao hồ sau đó mới thả nuôi.
Ngày 7-2-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thông qua dự luật nông nghiệp năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.
Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b