Cà Mau Thả Hơn 600.000 Con Giống Thủy Sản Xuống Biển
Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.
Các loại giống thủy sản được thả gồm cá chẻm, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đây là hoạt động nhằm góp phần phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền và nâng cao nhận thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 6/2014, gần 9 triệu con giống thủy sản gồm cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền các địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt tại các huyện: Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau.
Related news
Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.
Lâm Đồng là một trong những tỉnh được đánh giá có nghề trồng nấm phát triển mạnh.
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết giữ ổn định 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, có ý kiến lo ngại khó thực hiện được chủ trương này, nhưng thực tế hiện nay tốc độ chuyển đổi đã chậm lại; thậm chí có địa phương xin chuyển đổi mục đích sử dụng, quay lại trồng lúa !
Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.
Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)