Bình Phước Đối Phó Với Dịch Bệnh Trên Cây Cao Su

Do những diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua một số sâu bệnh đã bùng phát trên cây cao su gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Đặc biệt, tại ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) có hơn 40 ha cây cao su của nhiều hộ dân bị nhiễm nặng.
Theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì triệu chứng trên là do nấm corynespora casiicola gây hại dẫn tới cây cao su bị bệnh vàng rụng lá. Gặp thời tiết bất thường như nắng nóng kéo dài, mưa lớn làm ẩm nhiệt độ và không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, lây lan nhanh, bùng phát thành dịch trên diện rộng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra vườn cây cao su để phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm. Nấm corynespora casiicola sẽ bị tiêu diệt khi người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc hexaconazole nồng độ 0,2-0,3% hoặc hỗn hợp carbendazim nồng độ 0,1-0,15%... phun với liều lượng 1 lít/ ha theo chu kỳ 10-14 ngày/lần phun và số lượng lần phun khoảng 2-3 lần.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).

Theo báo cáo của NM đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm đạt từ 700 - 720 ha.

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.