Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Luân Canh Tôm Lúa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Ổn Định

Cà Mau Luân Canh Tôm Lúa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Ổn Định
Ngày đăng: 16/08/2014

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Tại Hội thảo, gần 200 nông dân đến từ các địa phương sản xuất tôm – lúa trên địa bàn huyện Thới Bình đã được nghe các chuyên gia tư vấn về lợi ích của mô hình sản xuất luân canh lúa – tôm; được nghe các bài báo cáo, tham luận của các đại biểu là những nông dân có nhiều năm thực hiện mô hình này. Từ đó, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.

Các cán bộ của Trung tâm hướng dẫn thực tế về quy trình sản xuất như: Kỹ thuật trồng lúa trên đất nuôi tôm; quy trình nuôi tôm trên ruộng lúa; kết hợp nuôi tôm càng xanh và các loại cua, cá khác trên cánh đồng lúa – tôm…

Trao đổi tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Khoái, một nông dân ở ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình cho biết, được sự hướng dẫn về kỹ thuật của ngành chức năng về sản xuất luân canh tôm - lúa, ông đã mạnh dạn cải tạo 3ha đất nuôi tôm của gia đình sang mô hình tôm - lúa theo đúng quy trình kỹ thuật. Ông áp dụng mô hình nuôi tôm sú, trồng lúa một vụ/năm và kết hợp nuôi tôm càng xanh… Chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng/ha, đến khi thu hoạch, gia đình ông có lãi khoảng 100 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, nhiều phát biểu tại hội thảo cũng cho thấy mô hình sản xuất luân canh tôm – lúa là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Tuy nhiên, hiện nay bà con nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong áp dụng mô hình này, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do chất lượng tôm giống, lúa giống chưa thực sự đảm bảo; đầu ra và giá cả thị trường chưa ổn định nên bà con vẫn chưa yên tâm thực hiện mô hình này.

Để mô hình đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, nhân rộng trong quần chúng nhân dân, nhiều nông dân đề nghị ngành chức năng cần có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở các đại lý kinh doanh giống trên lĩnh vực nông nghiệp về đầu tư cây, con giống cần đảm bảo chất lượng; ngành Khuyến nông – Khuyến ngư cần mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, phòng trừ dịch bệnh…

Đặc biệt, phải tạo mọi điều kiện cho bà con vùng quy hoạch được tiếp cận các mô hình trình diễn, để bà con hiểu và nắm bắt rõ hơn về mô hình sản xuất luân canh lúa - tôm.

Thực tế cho thấy, trồng lúa trên đất nuôi tôm là biện pháp cải tạo môi trường hiệu quả, là mô hình được ngành chức năng khuyến khích nhiều năm qua vì mức độ bền vững của nó. Thông qua kết quả các mô hình trình diễn luân canh lúa - tôm ở huyện Thới Bình sẽ là tiền đề để ngành Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh nhân rộng đề án. Đồng thời cũng là điều kiện để bà con nông dân vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.

06/05/2013
Sản Lượng Thuỷ Sản Tăng Gần 1.350 Tấn Sản Lượng Thuỷ Sản Tăng Gần 1.350 Tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 14.250 tấn, tăng gần 1.350 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

21/06/2013
Trồng Ổi Xá Lỵ Cho Thu Nhập Cao Ở Trung An (Củ Chi, TPHCM) Trồng Ổi Xá Lỵ Cho Thu Nhập Cao Ở Trung An (Củ Chi, TPHCM)

Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…

29/09/2012
Lời Giải Cho Vùng Nuôi Nghêu Ven Biển Gò Công (Tiền Giang) Lời Giải Cho Vùng Nuôi Nghêu Ven Biển Gò Công (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, nông dân có kinh nghiệm nuôi nghêu hàng chục năm, đồng thời có trại sản xuất nghêu giống "có tiếng" ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã chết hàng loạt liên tục 5 năm qua, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là năm 2010, 2011 và đầu năm 2013. Đúc kết kinh nghiệm qua các năm nuôi nghêu của mình, ông Vinh nhận định, thực tế hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, tức là bắt đầu thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch (lúc này mới bắt đầu có nghêu giống) và thu hoạch vào tháng 12 trong năm, chậm nhất là tháng 1 năm sau.

06/05/2013
Hồi Sinh Cây Trái Cù Lao Minh (Vĩnh Long) Hồi Sinh Cây Trái Cù Lao Minh (Vĩnh Long)

Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long), nổi tiếng với bạt ngàn vườn cây ăn trái. Đặc biệt là 2 loại cây “chủ lực”: chôm chôm và nhãn. Sau này, có thêm cây chanh tàu cũng đã từng cho thu nhập khá cao.

21/06/2013