Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống lại miền đất chết

Sống lại miền đất chết
Ngày đăng: 06/10/2015

Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm, nhiều hộ đã bỏ nghề vì tôm bỗng dưng chết sạch, 105 hồ nuôi tôm bị bỏ hoang.

Niềm vui của gia đình anh Thắng bên hồ tôm chuẩn bị thu hoạch.

Năm 2012, nhận thấy tiềm năng của vùng đất bị lãng quên suốt nhiều năm, anh Nguyễn Phi Thắng (nay là Giám đốc HTX Thủy sản Diêm Hải) nảy sinh ý định làm “sống” lại miền đất “chết”.

Ngặt nỗi, ý tưởng của người đàn ông chỉ có duy nhất chiếc xe máy cà tàng với 2 bàn tay trắng được coi là viễn vông và bị xã khước từ.

Không chịu đầu hàng, anh Thắng lặn lội ra tận Thái Bình mời bằng được ông Trương Văn Ty ở huyện Tiền Hải - chuyên gia nuôi thành công cá chẽm đầu tiên ở Việt Nam về cùng giúp sức.

Sau khi kiểm tra các chỉ số về khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước, ông Ty khẳng định có thể triển khai mô hình nuôi cá chẽm. Ông còn tận tình giúp anh Thắng hoàn tất các trình tự thủ tục để mở đường cho hướng làm ăn lâu dài vốn chưa tồn tại trong suy nghĩ của người đàn ông thôn quê.

Từ nhận định của vị chuyên gia này, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời, tác động đến các hộ dân cho anh Thắng mượn 18 hồ tôm. Ngân hàng No&PTNT huyện Thạch Hà - Chi nhánh Thạch Khê đồng ý nâng nguồn vốn cho vay từ 50 triệu đồng lên 250 triệu rồi 450 triệu đồng vào cuối năm 2012.

Từ chỗ 6 anh em góp vốn lập nên tổ hợp tác, đến cuối năm 2012, đã có thêm 12 thành viên tham gia, HTX Thủy sản Diêm Hải được thành lập.

Những nỗ lực không mệt mỏi cùng sự chỉ dẫn tận tâm, tận tình của người đàn ông mà anh Thắng thường gọi là thầy, cuối cùng cũng được đền đáp: năm 2012, HTX Thủy sản Diêm Hải lãi ròng 300 triệu đồng.

Năm 2013 là thời điểm HTX Thủy sản Diêm Hải chuyển đổi 3 ao nuôi cá chẽm sang tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh cải tiến.

Bất ngờ ở chỗ, thành công ngoài sức tưởng tượng lại xuất hiện ở nơi nhiều hộ dân từng không mặn mà. Năm 2013, lợi nhuận nuôi từ tôm và cá chẽm tăng lên 2,5 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân thất bại của người dân thuộc dự án, anh Thắng cho rằng:

“Những năm trước, các hộ nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống. Không lắp đặt hệ thống sục khí vì dự án không triển khai hệ thống điện.

Hơn nữa, đối tượng nuôi tôm lại là hộ nghèo nên không có tiền để lắp đặt. Còn nữa, các hộ lấy nước tự nhiên, không có ao lắng để xử lý. Do vậy, chỉ sau 1 vụ, con tôm bỗng dưng đổ bệnh rồi chết”.

Đến đầu năm 2014, HTX đã mở rộng diện tích sang các hồ tôm lân cận, nâng tổng số lên 49 hồ với 42 thành viên.

Đồng thời, chuyển hướng nuôi tôm theo hình thức liên kết với Công ty CP. “Nuôi theo mô hình liên kết, các thành viên hoàn toàn yên tâm, bởi con giống, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm đều do Công ty CP đảm nhận.

Giá cả có thể thấp hơn thị trường chút ít lại yêu cầu khắt khe về dư lượng hóa chất khi xuất bán nhưng không lo sản phẩm tồn đọng” - Giám đốc Thắng cho biết thêm. Năm 2014, tổng doanh thu từ mô hình liên kết đạt trên 7 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 2,5 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2015, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, HTX Thủy sản Diêm Hải còn dự định mở rộng diện tích sang phía Đông (khoảng 3 ha, tương đương 12 hồ) để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao (nuôi trong nhà).

Chỉ sau một thời gian ngắn, vùng đất từng bị bỏ hoang nhiều năm lại được hồi sinh. Không những vậy, HTX còn tham gia giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động địa phương.

Với những kết quả này, Giám đốc Nguyễn Phi Thắng được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích xây dựng nông thôn mới. HTX Thủy sản Diêm Hải là một trong những đơn vị đạt hiệu quả cao trong SXKD liên tục trong những năm gần đây.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

25/12/2013
Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

25/12/2013
Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

03/12/2013
Xây Dựng 33 Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Xây Dựng 33 Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).

25/12/2013
Mô Hình Nhỏ, Lợi Ích Lớn Mô Hình Nhỏ, Lợi Ích Lớn

Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.

25/12/2013