Cà Mau có hơn 10.700ha cánh đồng lớn
Sau gần 3 năm triển khai mô hình Cánh đồng lớn trên diện tích hơn 10.700ha ở 2 loại hình sản xuất: Lúa và lúa - tôm, có khoảng 9.000 hộ tham gia thuộc địa bàn các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP.Cà Mau đã mang lại những tín hiệu khả quan.
Tuy nhiên việc triển khai mô hình trên vẫn còn nhiều khó khăn: Các địa phương chưa hình thành được hợp tác xã làm đầu mối, mà chỉ dừng lại ở tổ hợp tác sản xuất; doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn ít; giá lúa, tôm không ổn định; mối liên kết "4 nhà" chưa chặt chẽ;
Trình độ nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa đạt hiệu quả cao.
Một số nông dân vẫn còn canh tác sản xuất theo tập quán cũ.
Tại Hội thảo, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân trong báo cáo tham luận việc triển khai mô hình Cánh đồng lớn; cơ quan chuyên môn cũng giải đáp một số yêu cầu và thắc mắc của người dân.
Từ những ý kiến này sẽ giúp Ban Chỉ đạo cánh đồng lớn có những điều chỉnh phù hợp, qua đó giúp người dân sản xuất hiệu quả hơn trên đồng ruộng, chính quyền địa phương cũng có thêm kinh nghiệm trong việc triển khai chỉ đạo sản xuất và nhân rộng mô hình này ở những năm tiếp theo.
Năm 2015, tỉnh Cà Mau sẽ triển khai mô hình Cánh đồng lớn thâm canh lúa cao sản và luân canh lúa - tôm với quy mô 2.200ha, kinh phí thực hiện khoảng 4 tỷ đồng.
Có thể nói với tiềm năng, lợi thế sẵn có thì việc triển khai mô hình trên là hướng đi đúng, bền vững.
Phát triển cánh đồng lớn thời gian tới là xu thế tất yếu nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.
Related news
Đến hết năm 2013, đàn bê F1 BBB của Hà Nội đạt khoảng 3.000 con. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm thịt bò chất lượng cao phục vụ nhân dân Thủ đô và là cơ sở để thay đổi tư duy trong chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân.
Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, năm 2013, các tỉnh trong vùng trúng mùa khoai lang với năng suất bình quân 24 tấn/ha. Tổng sản lượng cả năm ước đạt khoảng 480.000 tấn và dẫn đầu các vùng trồng khoai lang trong nước.
Vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), nơi mà gần 2 năm qua ông được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội trợ giúp về kỹ thuật xây dựng trang trại chăn nuôi.
Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng hiện nay giá bưởi lại cao hơn gần gấp đôi so với năm ngoái, nhất là trong dịp tết giá bưởi sẽ còn tăng cao nên các nhà vườn ở Bạch Đằng (Bình Dương) đang tất bật chăm sóc để chờ đón tết.
Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.