Cá Lạ Hơn Một Tấn Sa Lưới Ngư Dân

Mất gần 10 tiếng ngư dân mới kéo được con cá nặng hơn một tấn từ đảo Cồn Cỏ về bến cá xã Trung Giang (Quảng Trị). Cơ quan chức năng địa phương chưa xác định đó là loài gì.
Anh Trần Việt Hùng ở xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) kể 5h sáng 6/4, anh cùng 3 ngư dân hành nghề lưới rê ba lớp khai thác mực nang và cá choái tại ngư trường đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 12 hải lý, thì con cá này mắc lưới. Nó vẫy đập rất mạnh làm giàn lưới trị giá hơn 70 triệu đồng mới mua hồi đầu năm của nhóm bị rách gần hết.
Đến gần 14h cùng ngày, các ngư dân mới kéo được cá về đến xã Trung Giang. Tuy nhiên khi kéo được vào bờ thì nó đã chết. Loài cá này hình dáng rất lạ, đầu dẹt giống cá voi, đuôi lại giống cá mập, toàn thân màu đen xen đốm trắng, dài hơn 4 m, đường kính thân khoảng một m, miệng rộng 0,8 m. "Chúng tôi không biết là cá gì, chỉ nghe ngư dân cao tuổi trong thôn gọi là cá xà hoặc cá ông sứa”, anh Hùng kể.
Nhận được tin báo của ngư dân, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã cử cán bộ đến hiện trường để xác minh. Ông Hoàng Đình Liên, Chi cục trưởng cho biết, do hình dáng cá rất lạ nên chưa xác định được là loài gì.
Đây là con cá lớn nhất từ trước đến nay được ngư dân địa phương đánh bắt tại vùng biển Quảng Trị. Hiện Chi cục đã gửi hình con cá lạ vào Viện Hải dương học Nha Trang để xác minh
Related news

Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.

Mặc dù sản lượng các mặt hàng nông sản 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trước, song giá bán lại có xu hướng giảm mạnh, có mặt hàng giảm tới 60%, đẩy nông dân đối mặt với tình trạng thua lỗ.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất giống nhãn chín muộn.

Trong những ngày gần đây, cuộc sống của nhiều diêm dân ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) gặp nhiều khó khăn vì giá muối chỉ ở mức 400 - 450 đồng/kg, thậm chí chẳng có người mua. Ngược lại, cách đấy khoảng 120 km về phía Bắc, diêm dân ở đồng muối Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) lại chẳng chịu bán với giá 1.400 - 1.600 đồng/kg, dù có rất nhiều tư thương đến mua.

Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất vụ lúa hè thu (HT) ở ĐBSCL so với các vụ khác trong năm, để từ đó chú ý nâng cao hiệu quả của việc bón phân cho vụ lúa này.