Cá Giống Hết Khan Hiếm

Thời điểm cá hồng giống không có nguồn cung ứng, bà con chuyển qua nuôi cá chẽm, hiện cá chẽm thành phẩm thương lái thu mua 80.000đ/kg, nhưng tiêu thụ hơi chậm so với cá hồng.
Hiện nay, tại Hải Minh trong thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) có 80 hộ nuôi cá lồng biển tại vùng biển đầm Thị Nại, với khoảng 720 lồng nuôi đã an tâm và phấn khởi nhờ cá hồng giống - đối tượng nuôi chủ lực, đã hết khan hiếm và giá thấp.
Theo đó, từ đầu tháng 10 đến nay, nguồn cung ứng cá hồng giống dồi dào, cá hồng giống bằng ngón tay cái người lớn có giá 5.000 - 6.000đ/con, thấp hơn 2.000 - 3.000đ/con so với mọi năm, đặc biệt chỉ bằng 1/3 so với thời điểm từ những tháng cuối năm 2013 đến tháng 9/2014 (do lúc đó quá khan hiếm).
Thời điểm cá hồng giống không có nguồn cung ứng, bà con chuyển qua nuôi cá chẽm, hiện cá chẽm thành phẩm thương lái thu mua 80.000đ/kg, nhưng tiêu thụ hơi chậm so với cá hồng. Riêng cá hồng thương phẩm vẫn nằm ở mức giá 140.000đ/kg, nhưng bà con không có bán do một thời gian dài “đứt” nguồn cung ứng con giống.
Được biết, hàng năm, các hộ nuôi cá lồng biển ở đây đã cung ứng ra thị trường từ 35 – 40 tấn cá các loại như cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá bớp… chủ yếu là cung ứng cho nhà hàng, khách sạn. Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ nuôi cá lồng biển ở đây đã xuất bán ra thị trường khoảng 30 tấn cá các loại, đời sống của ngư dân ổn định và từng bước nâng cao.
Có thể bạn quan tâm

Vai trò của cây lúa lai trong việc tăng năng suất, sản lượng lúa và nhất là trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị xuất khẩu là rất quan trọng. Việc Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai của Tập đoàn Syngenta tại Nam Định đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.