Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.
Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, dự và chỉ đạo hội nghị.
Năm 2014, tỉnh ta đã giành được thắng lợi toàn diện về cả diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng cả tỉnh năm 2014 ước đạt 444.215 ha, bằng 100,9% kế hoạch (KH), tăng 2.115 ha so với cùng kỳ (CK), tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt hơn 1,7 triệu tấn, tăng 33.716 tấn so với KH, tăng 76.533 tấn so với CK – là năm có tổng sản lượng lương thực cao nhất từ trước đến nay.
Trong đó, vụ đông 87.506 tấn, vụ chiêm - xuân 859.646 tấn, vụ thu mùa ước đạt 778.529 tấn. Tổng giá trị sản xuất trồng trọt năm 2014 ước đạt 14.158 tỷ đồng.
Từ những kết quả đạt được, theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 443.081 ha. Trong đó, vụ đông 2014-2015, toàn tỉnh phấn đầu gieo trồng 60.000 ha, tập trung vào một số cây trồng chính là: ngô 23.000 ha, đậu tương 8.000 ha, khoai lang 5.000 ha...; vụ chiêm - xuân gieo trồng 215.000 ha, vụ thu mùa 170.000 ha.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1,6 triệu tấn trở lên; tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 đạt 14.440 tỷ đồng, tăng 282 tỷ đồng so với năm 2014.
Nét đột phá trong kế hoạch trồng trọt năm 2015 là thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng ngô, đậu tương và các cây ràu màu cho hiệu quả kinh tế cao. Song, vẫn giữ được tổng sản lượng lương thực thông qua việc thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng ghi nhận những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt về lịch thời vụ, nên tạo điều kiện cho tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp trên diện rộng vào thời điểm cuối vụ.
Đồng chí lưu ý, từ nay đến cuối năm thời tiết còn diễn biến phức tạp, nên các huyện cần chú ý để đưa ra những giải pháp kịp thời, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo.
Năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện tái cơ cấu, nên các địa phương cần thực hiện đồng thời cơ cấu ngành, cơ cấu cây trồng gắn với tăng trưởng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.
Sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào 3 đột phá: Tổ chức lại sản xuất, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp tập trung quy mô lớn; đột phá về khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm và đột phá về đầu tư của các doanh nghiệp và nông nghiệp, nông thôn.
Đồng chí đề nghị các địa phương trong tỉnh cần sớm hoàn chỉnh quy hoạch theo đề án tái cơ cấu, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung cụ thể... Cùng với đó, tăng cường công tác chỉ đạo về sản xuất, quản lý vật tư nông nghiệp; chú trọng đến việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp theo cánh đồng mẫu lớn.
Trong vụ chiêm - xuân và vụ thu mùa 2015, các địa phương cần thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm mở rộng tối đa các trà múa xuân sớm và mùa sớm. Đối với vụ đông 2014-2015 cần có chính sách khuyến khích mở rộng diện tích, bên cạnh đó chú ý tìm đầu ra cho sản phẩm...
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” tại Phú Yên. Việc tổ chức diễn đàn này nhằm giúp ngư dân nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm trong cả nước. Tại tỉnh Đồng Tháp, mặc dù chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng hiện nay đang vào mùa thu hoạch rộ lúa đông xuân, tình trạng vịt chạy đồng thả tràn lan đang là một trong những nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng.

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.

Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm khiến người tiêu dùng lo sợ nên giá các sản phẩm gia cầm liên tục giảm. Tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng giá giảm, sức mua giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả người sản xuất và kinh doanh gia cầm.

Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.