Cà Chua Trong Nước Rớt Giá Vì Hàng Trung Quốc
Cuối tuần qua, khảo sát tại một số chợ lẻ ở TP.HCM cho thấy giá các loại rau củ đã trở lại ổn định sau thời gian lễ vừa qua.
Cụ thể như cà chua 10.000 đồng/kg, bầu bí 8.000-10.000đồng/kg, khoai tây Đà Lạt 30.000đồng/kg. Các tiểu thương cho biết hiện nay khoai tây Đà Lạt đang có là trồng trái mùa, lượng hàng không có nhiều như trong mùa nên trên thị trường phần lớn là khoai tây Trung Quốc, giá khoảng 20.000 đồng/kg. Đặc biệt hành tây ở thị trường hiện nay là Trung Quốc giá 18.000-20.000đồng/kg, vì hàng Đà Lạt đã hết mùa.
Chị Q-một nhà vườn ở ĐứcTrọng (Lâm Đồng) cho biết mặc dù cà chua Trung Quốc không có tại TP.HCM nhưng hai ba ngày nay khi cà chua Trung Quốc đổ về phía Bắc nhiều thì giá cà chua trong nước rớt giá. Bình thường cà chua bán ra cho các thương lái 8.000-10.000 đồng/kg thì nay giảm gần một nửa còn 5.000 đồng/kg. Bên cạnh đó lượng hàng mà thị trường tiêu thụ cũng giảm từ hơn 10 tấn/ngày còn 5- 6 tấn/ngày do đã ăn” hàng Trung Quốc.
Theo chị Q, khi nào hàng Trung Quốc không qua nữa thì cà chua trong nước được giá trở lại.
Không chỉ thị trường trong nước, ngay cả Lào, mỗi ngày nhà vườn chị Q cung cấp cho đầu mối 5-6 tấn cà chua thì nay cũng giảm còn 2,5 tấn/ngày. "Mình không biết họ có ”ăn” hàng Trung Quốc không hay lấy từ các nơi khác mà bỗng dưng lấy hàng ít hơn như vậy"- chị Q. nói.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.
Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.
Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.
Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.