Ngon Ăn Như Bưởi Da Xanh
Với giá bán hiện tại trên 30.000 đồng/kg bưởi da xanh, nhiều hộ nông dân tại huyện Châu Thành (Bến Tre) đã có thu nhập rất cao từ vườn bưởi cho năng suất trên 20 tấn/ha…
Chúng tôi đến thăm vườn bưởi da xanh của nông dân Đào Văn Minh (ngụ ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành), người đã trồng hơn 8.000 m2 bưởi da xanh từ năm 2.000 đến nay.
Dẫn khách ra vườn bưởi tán xoè rộng, lá xanh mướt, quả to, quả nhỏ trĩu cành, anh Minh cho biết, cũng như nhiều hộ làm vườn khác ở xã, trước đây 8.000 m2 đất của anh đều trồng nhãn, trước là nhãn lồng, kế đó là nhãn xuồng cơm vàng. Trồng theo phong trào nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo bám riết, đành phải chặt bỏ nhãn trồng bưởi da xanh vì lúc đó bưởi được giá.
Thời điểm này trong xã đã có hàng chục hộ trồng bưởi da xanh, vì thế bên Trung tâm Khuyến nông tỉnh gợi ý nên thành lập tổ liên kết trồng bưởi để vừa có tư cách pháp nhân khi nhận chuyển giao tiến bộ khoa học, vừa bảo vệ được quyền lợi về giá bán khi thu hoạch.
Vậy là tổ liên kết trồng bưởi da xanh Phú Hoà đầu tiên của xã Quới Sơn được thành lập với 34 hộ và nay đã lên đến 85 hộ với diện tích 47,6 ha.
Bưởi do cơ sở Hương Miền Tây thu mua đã XK đến nhiều nước như Đức, Canada, Hà Lan, Ukraina, đồng thời tiềm năng XK đến các khách hàng mới như Nga, Pháp, Trung Đông là rất lớn. Tuy nhiên, lượng bưởi trồng theo tiêu chuẩn VietGap chưa nhiều, sản lượng bưởi cung cấp mới chỉ đáp ứng được 1/10 năng lực kho lạnh của cơ sở này, vì thế tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Anh Hai So ở ấp Quới Hoà Tây trồng gần 1 ha bưởi da xanh cho biết, trước đây anh cũng đã từng trồng nhãn. Nếu so với nhãn thì bưởi da xanh ưu thế vượt trội hơn nhiều, 1 ha nhãn nếu được mùa được giá thu về chỉ khoảng 100 triệu đồng, trong lúc 1 ha bưởi thu cao gấp 5 – 6 lần.
Đã vậy bưởi lại cho thu hoạch quanh năm, thu hái đến đâu cơ sở Hương Miền Tây mua hết đến đó, không còn lo tư thương chèn ép giá. Anh Hai So là một trong 3 nông dân của xã Quới Sơn được đề nghị là nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương vì đã mấy năm liền anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Năm 2010 các tổ viên của tổ liên kết được tập huấn về tiêu chuẩn VietGAP từ Viện Cây ăn quả miền Nam. Đó cũng là lúc cơ sở thu mua bưởi da xanh Hương Miền Tây được nhận tiêu chuẩn VietGAP và tổ chức kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường với tổ liên kết Phú Hoà.
Từ đó đến nay việc kí kết này vẫn được duy trì phát triển. Năm 2013, cơ sở Hương Miền Tây hợp đồng tiêu thụ cho tổ liên kết Phú Hoà được 350 tấn bưởi các loại và năm 2014 đã kí tiêu thụ được 400 tấn.
Hiện giá bưởi được cơ sở Hương Miền Tây bao tiêu 32.000 đồng/kg, với năng suất trung bình 20 tấn/ha, nông dân trồng bưởi da xanh thu về tới 640 triệu đồng mỗi ha, trừ chi phí đầu tư người trồng có lãi “khủng” từ 400 - 500 triệu đồng/ha.
Tính đến nay, cơ sở Hương Miền Tây đã kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên nguyên tắc với 27 tổ liên kết trồng bưởi da xanh của 9 xã trong tỉnh Bến Tre.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.
Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.
Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.
Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.
Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.