Cá Bị Lở Loét Là Do Nhiễm Khuẩn
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.
Trước tình trạng nhiều hộ dân nuôi cá ở xã Phước Chỉ (Trảng Bảng) bị thiệt hại vì hàng ngàn con cá lóc đầu vuông nuôi trong vèo xuất hiện các vết lở loét, ngành chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và đã xác định cá bị lở loét là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas sp và nấm Saprolegnia sp.
Ngay khi xác định được nguyên nhân cá bị bệnh, ngành chức năng đã hướng dẫn bà con các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh những thiệt hại tương tự.
Sau Tết Giáp Ngọ, 90 hộ dân ở xã Phước Chỉ gần như “chết đứng” khi hơn 66.000 con cá lóc đầu vuông (tương đương 16,5 tấn) của các hộ bị lở loét ở phần đầu, mép dưới miệng cá, bụng và lưng… và chết. Tổng thiệt hại ước trên 612 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Trong hai ngày 24 - 25.10, hàng chục tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Khánh Hòa trở về cập cảng Hòn Rớ với đầy ắp cá ngừ đại dương (ảnh). Bình quân mỗi tàu đánh bắt được gần 50 con (khoảng trên 2 tấn).
Hiện một số cơ sở chế biến tinh bột sắn của địa phương và các xã lân cận đã khiến nguồn nước tại các ao, hồ trên địa bàn xã Yên Bình (Yên Bái) bị ô nhiễm nặng, gây khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản của người dân trong xã.
Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, bước đầu mô hình cho hiệu quả khá cao nên được người dân quan tâm nhân rộng.
Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức 2 cuộc tham quan - hội thảo mô hình nuôi cá lúa tại xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy cho hơn 60 nông dân thuộc 7 xã của huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy tham dự.
Tổng cục Thủy sản đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Cao Phong cùng đại diện cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình.