Buôn Choáh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa
Chính vì thế mà trong nhiệm kỳ 2010- 2015, Đảng bộ xã đã xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai nhiều chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp cho năng suất và chất lượng cao, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.
Với lợi thế cánh đồng ven sông Krông Nô gần 1.000 ha, thuận lợi cho phát triển cây lương thực, xã đã tập trung sản xuất lúa và ngô theo hướng hàng hóa. Theo đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã triển khai cơ giới hóa vào đồng ruộng từ khâu làm đất, phun thuốc trừ sâu, máy gặt đập liên hợp, tổ chức sản xuất lúa tập trung, gieo sạ đồng loạt, áp dụng biện pháp “3 tăng, 3 giảm”...
Đặc biệt, địa phương đã và đang triển khai mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap để sau đó nhân ra diện rộng, đã giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất truyền thống. Ngoài cây lúa, người dân địa phương cũng đã chú trọng trồng các giống ngô lai có năng suất cao từ 6-8 tấn/ha, chất lượng cao để sản xuất.
Theo thống kê của Đảng ủy xã Buôn Choáh, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 của xã đạt gần 2.900 ha, tăng 800 ha so với 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 15.013 tấn, tăng 2.125 tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất trên héc ta canh tác đạt 60 triệu đồng/ha, tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt gần 90 tỷ đồng, chiếm 84% giá trị sản xuất nông nghiệp của xã.
Cùng với trồng trọt, nghề chăn nuôi của xã đã phát triển và tính đến cuối nhiệm kỳ, tổng đàn gia súc của xã đạt gần 2.200 con, tăng trên 25% so với nghị quyết đề ra. Người dân đã chú trọng tận dụng lợi thế về mặt nước của sông Krông Nô để phát triển thủy sản như nuôi cá lồng và đem lại hiệu quả kinh tế. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 22 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với 2010.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2015- 2020, Đảng bộ xã Buôn Choáh tiếp tục đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Theo đó, đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 80% cơ cấu kinh tế của xã, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 25 triệu đồng/người.
Đồng chí Nguyễn Văn Quốc, Bí thư Đảng ủy xã Buôn Choáh cho biết: “Xã xác định cơ cấu cây trồng chính là lúa nước và ngô. Đối với cây lúa nước, xã sẽ thực hiện quy hoạch cánh đồng mẫu lớn và dồn điền đổi thửa. Địa phương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong khâu thu mua và chế biến nông sản, hình thành chuỗi giá trị kết nối thị trường và xây dựng thương hiệu gạo Buôn Choáh nhằm tăng hiệu quả trên diện tích canh tác. Đối với cây ngô, địa phương đang liên kết với các công ty giống cây trồng khảo nghiệm, nghiên cứu các loại giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân, nhất là thực hiện sản xuất theo chất lượng VietGap. Xã tiếp tục huy động các nguồn vốn xây dựng bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu, phục vụ cho phát triển nông nghiệp”.
Về chăn nuôi, trong thời gian tới, xã tiếp tục phát triển đàn bò lai, heo, nhất là khuyến khích nông dân và các tổ chức mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng phát triển trang trại, chăn nuôi công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia súc đạt 2.400 con, gia cầm đạt khoảng 40.000 con, giá trị của nghề này chiếm 20% với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay giá cá bổi loại 8 con/kg chỉ còn 45 ngàn đ/kg, giảm khoảng 25 ngàn đ/kg so với thời điểm này năm trước. Loại 6 con/kg giá hơn 60 ngàn đ/kg, giảm hơn 20 ngàn đkg so với cùng kỳ.
Dẫn khách ra vườn bưởi tán xoè rộng, lá xanh mướt, quả to, quả nhỏ trĩu cành, anh Minh cho biết, cũng như nhiều hộ làm vườn khác ở xã, trước đây 8.000 m2 đất của anh đều trồng nhãn, trước là nhãn lồng, kế đó là nhãn xuồng cơm vàng. Trồng theo phong trào nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo bám riết, đành phải chặt bỏ nhãn trồng bưởi da xanh vì lúc đó bưởi được giá.
Tổng sản lượng thủy hải sản thu được từ nuôi và khai thác biển của tỉnh Bạc Liêu trong chín tháng qua đạt trên 223.000 tấn, đạt 81% kế hoạch năm và tăng 9% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng thủy sản từ nuôi trồng đạt gần 137.000 tấn, tăng 14% cùng kỳ.
Nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ cũng như nghiêm ngặt trong việc lựa chọn con giống, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên cả vụ không hề có dịch bệnh, tôm phát triển rất đều, năng suất đạt 10 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 20 tấn.
Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương" thuộc danh mục được phê duyệt theo Quyết định số 2074/QĐ-UBND, ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.