Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi Phúc Trạch Hứa Hẹn Mùa Vàng

Bưởi Phúc Trạch Hứa Hẹn Mùa Vàng
Ngày đăng: 23/07/2014

Mặc cho cái nắng như thiêu, như đốt của vùng “chảo lửa”, nhưng với mong ước một lần được tận mắt chứng kiến trái bưởi đang vào độ lớn, tôi vượt xe máy hàng chục cây số đến với miền đất bưởi Phúc Trạch. Năm nay, bưởi Phúc Trạch đang hứa hẹn một mùa bội thu.

Ngày trung tuần tháng 7, chúng tôi có mặt tại trụ sở UBND xã Lộc Yên. Hiểu được mong muốn của tôi, anh Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi “mời nhà báo theo chúng tôi để thấy mùa này bà con trúng đậm thế nào”.

Băng qua con đường bê tông, vượt hơn 5 cây số đường đất đá gồ ghề, chúng tôi chạm tới “trung tâm” bưởi của xã Lộc Yên. Hai bên đường, những vườn bưởi trĩu cành như vẫy gọi.

Sau vài ba câu chuyện bên ly nước chè ấm, anh Nguyễn Văn Cường là một “đại gia” bưởi ở đất Lộc Yên, sở hữu nhiều cái nhất: thuộc thế hệ trồng bưởi lâu năm nhất, diện tích nhiều nhất, kinh nghiệm nhất và thành công nhất… dẫn chúng tôi ra vườn. Cây nào cây ấy trĩu quả. Màu xanh của lá, màu thẫm của cây, điểm màu vàng bao quả, lấp ló như những chiếc đèn lồng.

Bưởi Phúc Trạch hứa hẹn “mùa vàng”

Áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung, người trồng bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê đang phấn khởi đón vụ quả bội thu.

“Nhà báo thấy vườn bưởi tiềm năng không? Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật, gia đình tôi đổ cả tháng trời túc trực mới được như bây giờ”.

Câu nói của anh Cường ngắt ngang sự chú ý của tôi. Anh say sưa kể: “Nhà tôi hiện có hơn 400 gốc, nhưng mới chỉ 120 gốc cho quả, số còn lại mới trồng 1-3 năm. Trồng bưởi đã lâu nhưng nhiều năm liền thất bát, mấy năm nay, tôi thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung nên mới “màu mỡ” như thế. Chúng tôi đã phải tỉa bớt quả để đảm bảo chất lượng.

Mùa này, tính sơ sơ, đã hơn 4.000 nghìn quả, tất cả đều phát triển tốt”. Rồi anh dẫn tôi tới “mục sở thị” cây bưởi đã hơn 25 năm tuổi, năm nào cũng thu hoạch trên chục triệu đồng. Anh nhẹ nhàng gỡ lớp bao bọc bên ngoài, để hé lộ quả bưởi da xanh ngắt, mịn màng, tròn trịa, đung đưa. Theo anh Cường, đến độ chín phải đạt 1-1,5 kg/quả, thậm chí có thể hơn.

Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Yên - Nguyễn Văn Hưng vội “khoe”: “Lộc Yên có hơn 1.000 gia đình trồng bưởi và số hộ thành công như anh Cường không hiếm. Nhờ áp dụng KHKT, bước đầu đã thành công. Cứ đà này, thời gian tới, ở Lộc Yên thu nhập của gia đình trồng bưởi ít khoảng dăm bảy chục, nhiều thì hàng trăm triệu đồng”.

Được biết, năm nay, niềm vui được mùa lan tỏa khắp vùng đất bưởi Phúc Trạch, từ Hương Đô, Phúc Trạch, đến Gia Phố, Hương Thủy, Hương Giang… Đặc biệt, Hương Trạch được xem là xã điểm, khi 100% hộ dân thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung và cho hiệu quả ngoài mong đợi.

Anh Võ Tá Phong - cán bộ kỹ thuật Trung tâm?Khuyến nông tỉnh giải thích cặn kẽ: “Thụ phấn bổ sung là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất, giúp tăng cường quá trình ra hoa, đậu quả. Quy trình này tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp, cần sự đầu tư lớn về thời gian lẫn công sức.

Muốn thụ phấn bổ sung đạt kết quả cao, đòi hỏi cây phải khỏe, do đó, phải tác động bằng biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp.

Chúng tôi đã hướng dẫn bà con chăm sóc bưởi theo từng giai đoạn cụ thể: ra hoa, thụ phấn, bảo vệ quả... Vào độ cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, bưởi ra hoa cũng là lúc hành trình thụ phấn bắt đầu. Điều quan trọng là phải chọn đúng thời điểm, chọn hoa chất lượng, thực hiện đúng mật độ, chu trình… mới cho hiệu quả. Thời tiết năm nay khắc nghiệt nên phải đến lần hoa thứ 4, bà con mới thụ phấn thành công”.

Vườn bưởi cành nào cành nấy chi chít quả chính là “đáp án” của sự tác động của KHKT, trong đó nổi bật là vấn đề sử dụng các chế phẩm sinh học và thụ phấn bổ sung. Từ sau năm 1997, bưởi Phúc Trạch bắt đầu mất mùa. Người dân không còn mặn mà với bưởi, thậm chí, nhiều người đã nghĩ đến sự “khai tử” của một thương hiệu quý.

Nhưng vụ hoa năm 2014, sau một quá trình dài nghiên cứu, Hương Khê áp dụng đại trà đề án thụ phấn bổ sung, cho kết quả rõ nét. Thực tế cho thấy, năm nay, gia đình nào không thụ phấn bổ sung thì cây không đậu quả. Thụ phấn bổ sung đã khắc phục được tình trạng ra hoa nhưng không đậu quả, hoặc đậu quả nhưng rụng kéo dài đã nhiều năm.

Với vai trò của KHKT, với sự nhiệt huyết, đam mê của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trên tất cả là tình yêu của người trồng bưởi, tôi tin đất Hương Khê lại trù phú bưởi như xưa, để có thêm nhiều nông dân triệu phú…


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.

24/07/2015
Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt

Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

24/07/2015
Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

24/07/2015
Giải pháp nào cho vụ hè thu? Giải pháp nào cho vụ hè thu?

Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.

24/07/2015
Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy

Giá khoai lang giảm chưa từng có, nhiều nông dân ở Bình Tân (Vĩnh Long) chấp nhận bỏ ruộng khoai không thu hoạch vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.

24/07/2015