Những Động Thái Trước Dự Báo Xuất Khẩu Cao Su 2012 Giảm 1,1 Tỷ USD

Dựa vào thông tin thị trường cao su thế giới, các chuyên gia dự đoán sản lượng cao su xuất khẩu năm 2012 có thể đạt 880 ngàn tấn nhưng kim ngạch thu về chỉ 2,2 tỷ USD, tức là tăng 8% về lượng nhưng giảm 35% về giá trị so với năm 2011.
Lý giải cho điều này, bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới: “Qua năm 2012 thì tình hình chung nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng sẽ có nhiều khó khăn. Do khủng hoảng nợ châu Âu kéo dài và tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nước lớn như Trung Quốc, Nhật và Mỹ đều ở tốc độ chậm. Do đó, ngành cao su chắc cũng khó có thể là khác hơn. Chúng tôi dự đoán là nhu cầu tiêu thụ sẽ chậm lại, giá cũng không tăng quá cao.”
Trước những khó khăn này, Hiệp hội Cao su Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần tính toán kỹ về sản lượng xuất khẩu, tránh làm giá tiếp tục giảm sâu do mất cân đối cung – cầu.
Mặt khác, Việt Nam sẽ hợp tác với 3 quốc gia Thái Lan, Malaysia, Indonesia, hiện đang chiếm 75% sản lượng cao su thiên nhiên toàn thế giới, để ổn định mặt bằng giá chung. Đồng thời, Hiệp hội Cao su cũng đề xuất với Chính phủ tạm thời hoãn áp dụng thuế đối với các mặt hàng cao su xuất khẩu.
“Thời điểm áp thuế đang rơi vào điểm giá cao su đang xuống thấp thì một mặt chắc là việc thu của Nhà nước chắc cũng không cao như kế hoạch. Cái thứ hai là ngành cao su trong thời kỳ giá thấp có thể nâng được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.”- Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam nói.
Trong năm 2011 đã xảy ra tình trạng mất hàng container và trộn tạp chất vào mủ cao su. Điều này đã tác động xấu đến ngành cao su Việt Nam. Do đó, trong năm 2012, Hiệp Hội Cao su đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ để bảo vệ uy tín của cao su Việt Nam trên thế giới.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết thêm: “Chúng tôi đã hợp tác và thông tin với các cơ quan chức năng quản lý cảng, đặc biệt là Tân Cảng. Lãnh đạo Tân Cảng hợp tác bằng cách là kiểm tra cả đầu vào cảng và đầu xuất trước khi lên tàu. Và đồng thời công bố danh sách những người, những thương lái mà mua bán cao su không có chất lượng cho tất cả các daonh nghiệp khác để họ phòng ngừa và không giao dịch.”
Tuy được dự báo sẽ có nhiều khó khăn nhưng nếu các giải pháp trên được thực thi đồng bộ, năm 2012 vẫn là một năm lạc quan đối với ngành chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm nay, tỉnh Quảng Ngãi thả nuôi hơn 400 ha tôm thẻ chân trắng, trong đó, huyện Đức Phổ chiếm hơn một nửa. Những ngày qua nắng nóng gay gắt, nhiều người lo ngại tôm bị bệnh đã thu hoạch sớm.

Hiện nay, người nuôi tôm nước lợ các địa phương ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rất khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi bùng phát, trong khi giá tôm vụ nghịch giảm mạnh. Trước đó, thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho tôm nuôi, khiến cho lịch thời vụ thả tôm giống chậm hơn so với các năm trước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 4 đạt 584 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2014.

Hiện nay, 2/3 trong tổng số gần 700 tàu cá của tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các nghề khai thác khác. Đầu năm đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, bến cảng ra vào bất lợi.

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.