Nắm Rõ Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Anh Xích kể, trước đây anh nghèo lắm, cày cấy quanh năm nhưng nhà vẫn không đủ ăn, bởi lúa, ngô năng suất thấp, chăn nuôi thì lợn, gà chậm lớn. “Xem tivi, thấy nhiều nơi họ cấy lúa đạt năng suất 3-4 tạ/sào, trong khi đó mình cấy chưa được 2 tạ/sào.
Còn lợn, gà, nhiều người xuất 3-4 lứa/năm, mà mình cả năm mới được 50 - 60kg. Ngoài tìm hiểu trên đài, báo, tôi tìm mua tài liệu hướng dẫn trồng lúa, ngô, hoa màu và lợn, gà... về đọc. Hóa ra khâu kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi, trồng trọt” - anh Xích nói.
Từ năm 2004, anh Xích luôn là người đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như việc trồng các giống lúa, ngô lai, khoai tây cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Riêng khoai tây, lúc đầu anh trồng 6 sào, thấy hiệu quả, anh thầu thêm gần 1 mẫu nữa.
Năng suất khoai khoảng 8 tấn/mẫu, với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, mỗi vụ anh thu về trên 60 triệu đồng. Theo anh Xích, trồng khoai tây không khó, quan trọng nhất là giống, khâu làm đất và bón phân và phải chú ý đến bệnh héo mầm ở khoai. “Làm đất kỹ, tơi xốp kết hợp với bón kali, phân chuồng thì củ sẽ rất to, chắc, nhiều bột, ăn ngon" - anh Xích chia sẻ.
Không chỉ trồng khoai, anh còn cấy hơn 1 mẫu ruộng, 8 sào ngô, nuôi khoảng 40 con lợn thịt/lứa và hàng trăm còn gà. Anh đã được Công ty Giống lúa Lộc Bình đặt hàng trồng lúa giống, nhờ đó giá trị thu nhập từ cây lúa của anh cao hơn hẳn các hộ khác. Anh Xích cho hay: "Với 8 sào ngô, mỗi vụ được hơn 1 tấn, tôi bán một nửa, còn lại để nuôi lợn. Lợn mỗi năm xuất chuồng từ 3 - 4 lứa, đạt khoảng 2,2 tấn/lứa, trừ chi phí lãi 50 triệu đồng/lứa".
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.