Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi Không Hạt Từcông Nghệ Hạt Nhân

Bưởi Không Hạt Từcông Nghệ Hạt Nhân
Publish date: Thursday. March 27th, 2014

Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.

Sau hơn 5 năm nghiên cứu và triển khai đề tài SX giống bưởi đường lá cam Tân Triều (Đồng Nai) bằng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân nhằm tạo ra giống mới không hạt đã thu được những kết quả khả quan.

Sở KN-CN Đồng Nai cho biết, để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ cô ban 60.

Sau khi chiếu xạ, 1.000 cành này được ghép với 1.000 cây bưởi mẹ từ vùng bưởi Tân Triều để chọn ra giống ưu việt, ít hạt nhất. Từ 1.000 cây, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được ba giống có quả không hạt gồm: ĐLC240, ĐLC434 và ĐLC436. Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt nhận định, dòng bưởi đường lá cam Tân Triều là một loại trái cây đã có thương hiệu.

Để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ.

Trước đó, người dân Tân Triều chỉ phát triển vùng bưởi ở quy mô nhỏ, theo hình thức hộ gia đình với diện tích khoảng 200 ha. Tuy nhiên, đến nay nơi đây đã phát triển thành vùng bưởi tập trung gần 900 ha thuộc địa bàn 8 xã ven sông Đồng Nai của huyện Vĩnh Cửu.

Vào tháng 5/2011, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã trao chứng nhận GlobalGAP và VietGAP cho người trồng bưởi Tân Triều. Trong đó có 5 hộ canh tác với diện tích 6,7 ha đạt chứng nhận GlobalGAP và 11 hộ trồng 3,1 ha đạt VietGAP.

Ưu điểm của công nghệ này trong nông nghiệp là tạo ra những giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao. Đồng thời giúp người nông dân bảo quản tốt hơn sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

Theo đánh giá, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào quá trình SX nông nghiệp là một loại hình mới, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, năng lượng nguyên tử là chìa khoá để ngành nông nghiệp trong nước có thể vươn xa không những trong khâu đột biến gen, tạo giống mới mà còn cải tạo khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch để có thể đáp ứng các hàng rào kỹ thuật, đưa sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài.

Tiến sỹ Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ hạt nhân vào SX nông nghiệp và đã thu được những kết quả khả quan. Đồng Nai cũng đang triển khai xây dựng một trung tâm chiếu xạ đặt trong Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ.

Khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ đảm nhiệm vai trò chiếu xạ, nhằm giúp người nông dân bảo quản sau thu hoạch và loại bỏ được những mầm bệnh trên sản phẩm nông nghiệp.

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thành công bước đầu trong SX nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao thông qua việc hợp tác giữa Sở KH-CN Đồng Nai, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam bộ thời gian qua đã mang lại kết quả khả quan, đây sẽ là hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.


Related news

Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Saturday. November 23rd, 2013
Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Sunday. November 24th, 2013
Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Sunday. November 24th, 2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Sunday. November 24th, 2013
Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Sunday. November 24th, 2013