Bùng phát dịch tai xanh
Ông Lê Thanh Thiên thất thần khi cả đàn lợn đều bị nhiễm bệnh tai xanh
Ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ở gia trại của ông Lê Thanh Thiên (xóm 8, Hưng Mỹ).
Ông Thiên cho biết: “Sáng 14/10, tôi nhận thấy gần chục con lợn có trọng lượng trên 70 kg bị ốm, bỏ ăn, nghĩ đây chỉ là những triệu chứng thông thường nên gia đình mua thuốc về tiêm nhưng không thấy chuyển biến.
Mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến chúng tôi trở tay không kịp, chỉ trong chốc lát cả đàn lợn (31 con) nhiễm bệnh hết sạch, bao nhiêu công sức, tiền của đổ sông đổ biển hết”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nghệ An Đăng Văn Minh khẳng định, đơn vị tiếp nhận thông tin từ cơ sở từ ngày 16/10 nhưng theo phản ánh của các hộ dân thì dấu hiệu lợn nhiễm bệnh đã xuất hiện từ vài ngày trước đó.
“Lẽ ra khi nhận thấy sự việc bất thường thì các hộ nuôi phải nhanh chóng báo cáo tình hình lên đơn vị chức năng, thế nhưng mọi người lại chủ quan và tự tiến hành điều trị.
Đến khi lợn có biểu hiện lâm sàng, xuất huyết thì họ mới sốt sắng báo cáo tình hình cho đơn vị chức năng, sự chậm trễ này là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh có cơ hội bùng phát ra xung quanh”, ông Minh nói.
Theo ông Minh, dịch bệnh tai xanh thường xuất hiện theo chu kỳ (2-3 năm/lần), nhưng nếu người nuôi nâng cao ý thức phòng trừ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ.
Cán bộ tổ chức tiêm phòng
Ngày 18/10, Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An đã phối hợp với UBND huyện Hưng Nguyên tiêu hủy 187 con lợn bị nhiễm bệnh tai xanh ở Hưng Mỹ, đồng thời cử cán bộ phong tỏa các đường ra lối vào, ngăn không cho người dân đưa số lợn bị bệnh ra bên ngoài tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Chi cục Thú y đã cấp 260 lít haniotdin và 2.000 liều vacxin tai xanh tổ chức tiêm phòng và phun khử trùng tiêu độc ở xã Hưng Mỹ và 5 xã vùng giáp ranh là: Hưng Thắng, Hưng Phúc, Hưng Tân, Hưng Thịnh và thị trấn Hưng Nguyên.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.
Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.
Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.
Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.